Tổng quan về khu công nghiệp Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)

Khu công nghiệp Bỉm Sơn được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 02/6/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa; nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Thanh Hóa và là địa phương tập trung nhiều ngành công nghiệp của cả tỉnh. Nằm trên tuyến giao thông chính (quốc lộ 1A) thuộc thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tổng diện tích quy hoạch là 566 ha và được chia làm hai khu:

Khu A: Nằm phía ở Tây Quốc lộ 1A, diện tích khoảng 308 ha, với các chức năng: lắp ráp xe ôtô tải nhỏ, chế biến nông lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, may mặc, da giày. Khu A được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 02 đơn vị thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng, gồm: Công ty CP kiến trúc Phục Hưng đầu tư khu vực phía Nam khu A với tổng diện tích 145 ha; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển VID Thanh Hóa đầu tư khu vực phía Bắc khu A với tổng diện tích 163 ha.

Khu B: Nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A, diện tích khoảng 258 ha (theo phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu B, KCN Bỉm Sơn diện tích tự nhiên của khu B là 222 ha), với các chức năng: Khu công nghiệp đa ngành nghề, các ngành nghề được ưu tiên, công nghiệp xi măng và sau xi măng, dệt may, điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng và thủ công mỹ nghệ. Khu B được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD4 thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng.

Hiện nay đã có 22 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD. Trong đó có các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất có hiệu quả như: Nhà máy ôtô VEAM; nhà máy sang chiết nạp gas; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; nhà máy sản xuất bao bì xi măng... Các ngành nghề đang hoạt động tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn như: Dệt may, da giầy, sản xuất và lắp ráp

ôtô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất kết cấu thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)