3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh được thành lập theo Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủcó tọa độ địa lý từ 20020' đến 20027' vĩ độ Bắc; 103020' đến 103032' kinh độ Đông, có vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường; + Phía Đông giáp huyện Tam Đường;
+ Phía Nam giáp huyện Tam Đường; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.
Diện tích tự nhiên của thành phố Lai Châu là 7.077,44 ha chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Về tổ chức đơn vị hành chính thành phố Lai Châu có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong), 02 xã (Nậm Loỏng và San Thàng).
Là trung tâm của tỉnh nên thành phố có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa quy mô liên kết vùng nối khu vực Tây Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng được tạo thành bởi hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp có địa hình chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cấu trúc chủ yếu là đồi, núi đất, độ dốc trung bình từ 5-10 %, hướng dốc của địa hình theo hai hướng từ khu vực của phường Quyết Thắng về hướng Tây Nam và từ các phường Đoàn Kết, Tân Phong về phía Đông Nam của thành phố. Đặc biệt, phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao, phía Bắc và Đông Bắc có xen kẹp địa hình bát úp với độ cao trung bình 940 m, độ dốc > 6,5%.
Qua các báo cáo khảo sát địa chất, thành phố Lai Châu nằm trong khu vực có cấu trúc núi đá vôi có dạng địa chất castơ tạo nên các hang động và sông suối ngầm, hoạt động phức tạp, và có hiện tượng lún sụt cục bộ.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (vào tháng 7). Các tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 4, các tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9, tổng tích ôn cả năm trung bình là 1.6370C;
- Tổng số giờ nắng/năm biến động từ 1.372 - 2.233 giờ/năm;
- Lượng mưa khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố (mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lụt lội; mùa khô, thời gian mưa ít kéo dài, gây nên tình trạng thiếu nước, khô hạn);
- Độ ẩm không khí tương đối dao động từ 73 - 90% và có sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa, trong đó độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng 7) đạt 90%, độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 3) là 73%. Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối vào các tháng 1, 2, 3 là 12 - 15%, tối đa tuyệt đối gần 100%.
Ngoài ra hàng năm cũng xuất hiện sương mù, (sương mù bình quân 13 ngày/năm, sương muối 1,1 ngày/năm) giông tố, mưa đá và đặc biệt là mưa kéo dài ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng như tuổi thọ của các công trình xây dựng.
3.1.1.4. Thủy văn
- Hiện tại trên địa bàn thành phố có 78,82 ha diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (Sông suối 49,99 ha, mặt nước chuyên dùng 28,83 ha); Mặc dù nguồn nước mặt của thành phố khá phong phú nhưng tập chung chủ yếu về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập trung vào tháng 6, 7, 8), mùa khô lưu lượng dòng chảy thấp chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng phần lớn diện tích đất lúa trên địa bàn thành phố là đất lúa 1 vụ.
- Theo đánh giá trên địa bàn thành phố có tầng đá vôi Đồng Giao, hay gặp các hang động catsơ, có nguồn nước ngầm nhưng chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cho nên việc khai thác nguồn nước ngầm rất hạn chế.
- Khu vực thành phố có suối Sùng Phài rộng trung bình 1,5-2,5 m, chủ yếu thoát nước về mùa mưa, lưu lượng không lớn, hướng thoát nước chính là Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Nước mạch lộ: Thành phố hiện đang có hai mó nước, mó nước gần núi Phong Châu với lưu lượng Q= 10 l/s; mó nước trên đường đi Sin Hồ với lưu lượng Q = 18 l/s dao động theo mùa, chất lượng của hai mó nước tương đối tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy thành phố Lai Châu có các nhóm đất chính như: Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) là
nhóm đất lớn nhất. Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá mác ma axít (HFa). Nhóm đất mùn vàng xám trên đá cát (Fp). Nhóm đất mùn vàng nhạt trên đá cát (HFp). Nhóm đất mùn alít trên núi cao (Ha). Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (HFs). Nhóm đất phù sa sông suối (P) và các loại đất khác như: Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ (Fk). Nhìn chung phần lớn quỹ đất của thành phố (hơn 65%) thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cần đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn cho toàn khu vực.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của thành phố khá phong phú về mùa mưa. Nhưng vào mùa khô lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng dòng chảy trong năm. Nên dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào những tháng mùa khô, đặc biệt ở vùng núi cao. Hầu hết các sông, suối trên địa bàn thành phố chưa bị ô nhiễm, song ở một số đoạn sông, suối chảy qua khu dân cư, khu khai thác vât liệu đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do nước thải khai thác và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
- Nước ngầm:
Đến thời điểm 31/12/2018, tài nguyên nước ngầm ở thành phố chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn thàn phố có nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven sông, suối). Tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt thông qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào.
* Tài nguyên rừng
Rừng của thành phố thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật khá phong phú, trong đó có một số loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, pơmu… 3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Với phần lớn diện tích là đồi núi, thảm thực vật đã tạo cho thành phố có cảnh quan môi trường đa dạng. Mặc dù các khu vực đô thị, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Song ở một số vị trí, một số lĩnh vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến
cảnh quan, môi trường như: Khu vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá....
Hiện trạng đa dạng sinh học của thành phố đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, một số loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Diện tích rừng và độ che phủ rừng toàn thành phố đã tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng rừng bị suy giảm, các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt.
- Môi trường nước: Nhìn chung nguồn nước của thành phố có chất lượng tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm, song ở một số khu vực do việc xử lý nước thải từ các khu dân cư, cơ sở xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện chưa tốt và bãi chôn lấp rác thải chưa hợp lý, … đã dẫn đến có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.
- Môi trường đất: Do địa hình đồi núi nên trên địa bàn thành phố có xuất hiện các hiện tượng đất đai bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt gây sạt lở đất. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, không hợp lý của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn.