Chúng tôi tiến hành đo phổ quang phát quang một số mẫu dung dịch nano CdSe với các tỷ lệ R, M khác nhau dưới kích thích của bước sóng 325 nm để nghiên cứu tính chất quang và các khuyết tật của chấm lượng tử CdSe.
Hình 3.8: Phổ hấp thụ và phổ quang phát quang của các dung dịch CdSe cùng tỷ lệ
R(Cd/Se) = 8, khác nhau về tỷ lệ chất baoM
Từ phổ quang phát quang của các dung dịch CdSe (hình 3.8) với nồng độ chất bao khác nhau ta thấy khi kích thước hạt giảm (ứng với tỷ lệ chất bao M tăng) thì các đỉnh phát quang dịch về phía xanh do hiệu ứng suy giảm lượng tử. Các chấm lượng tửcó kích thước khác nhau sẽ phát quang màu sắc khác nhau.
Ngoài ra, chúng ta thấy phổ phát quang có vạch phổ mở rộng và bị dịch chuyển Stokes khá lớn so với phổ hấp thụ, khoảng 0.95 eV. Do đó, không thể giải thích sự dịch chuyển Stokes này là sự kết hợp của phonon và exciton hay tương tác trao đổi điện tử và lỗ trống mà nguyên nhân ở đây là do có sự xuất hiện của những mức năng lượng bẫy bề mặt dẫn đến sự kết hợp không chỉ trực tiếp từ vùng dẫn và vùng hóa trị, mà còn thông qua sự kết hợp của những mức bẫy bề mặt[18].
Kết luận về chấm lượng tử CdSe: Như vậy chúng tôi đã t ổng hợp thành công chấm lượng tửCdSe có kích thước khá nhỏ, đồng đều (nhỏhơn bán kính kích thích Bohr) do đó hiệu ứng giam giữ lượng tử mạnh. Và đã đi ều khiển kích thước hạt theo tỷ lệ phản ứng Cd/Se và tỷ lệ chất bao thiol. Để thu được dung dịch CdSe ổn định, nồng độ chấm lượng tử trong dung dịch nhiều và đạt kích thước mong muốn nên chọn các tỷ lệ 2 <R <12 và tỷ lệ chất bao 6<M <12 để tổng hợp dung dịch nano CdSe.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng chấm lượng tử CdSe làm chất nhạy quang trong pin mặt trời, do đó chúng tôi sẽ chọn những mẫu dung dịch có độ hấp thụ UV- Vis cao (sự hình thành chấm lượng tử nhiều), dung dịch ổn định và có đỉnh hấp thụ từ bước sóng 440nm đến 500nm.