Nguyễn Hải Hữu (2006) nghiên cứu đề tài“Phát triển hệ thống ASXH trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường”. Đề tài thuộc chương trình đánh giá 20 năm đổi mới và
Mai Ngọc Cường (2006) nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về “Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015”
(Mã số: KX.02.02/06-10),đã làm rõ cơ sở lý luận và các quan điểm, chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, cách tiếp cận của nghiên cứu này về ASXH là: đó là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai dịch họa… Nghiên cứu đã phân tích tình hình thực hiện các chính sách ASXH của nước ta thời gian qua như: chính sách BHXH, chính sách BHYT; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện, trợ giúp xã hội, ưu đãi người có công… [11].
Nguyễn Trọng Đàm & Đặng Nguyên Anh (2013) đã có bài viết “An sinh xã hội
ở Việt Nam – Thực trạng và đề xuất mô hình, giải pháp”, các tác giả cho rằng hệ thống
an sinh xã hội Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức lớn, trong đó có thách thức từ chính hệ thống chính sách an sinh xã hội còn cồng kềnh, chồng chéo với hơn 230 văn bản do các chủ thể là Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan khác nhau ban hành và tổ chức thực hiện [08].
Nguyễn Thị Lan Hương (2013) đã tiến hành nghiên cứu về “Phát triển hệ
thống ASXH Việt Nam đến năm 2020”. Tác giả đã khái quát lý luận ASXH, ASXH ở
Việt Nam, xu hướng phát triển của chính sách an sinh ở Việt Nam qua các hợp phần: chính sách h trợ tạo việc làm, chính sách BHXH, nhóm chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo mức tối thiểu các dịch v xã hội cơ bản [12].
UNDP (2015) cũng đã nghiên cứu “Hệ thống an sinh xã hội theo vòng đời ở Việt
Nam” đã phát hiện thấy “không phải tất cả các giai đoạn vòng đời con người đều được h
trợ … hệ thống an sinh xã hội bỏ sót nhóm giữa. Điều này có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội tập trung vào giai đoạn trẻ em và giai đoạn cao tuổi trong vòng đời mà ít quan tâm đến người lao động đang trong lứa tuổi lao động [21].
ILO (2013) đã tiến hành nghiên cứu “Đổi mới trong mở rộng bảo hiểm xã
hội với các công nhân độc lập”. Nghiên cứu chỉ ra rằng:để có một hệ thống an sinh xã
hội tốt, tầm quan trọng của việc thiết lập khung chính sách khác biệt hóa nhắm m c tiêu trợ giúp c thể với người lao động độc lập [17].
Các nghiên cứu trên đã phân tích rất rõ vấn đề an sinh xã hội cả về lý luận và thực tiễn. Vấn đề an sinh xã hội là chủ đề rất rộng và m i quốc gia thì có hệ thống, chính sách an sinh xã hội khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm cả những thời cơ và thách thức. Các nghiên cứu trên là những những nghiên cứu nền tảng giúp NCS có được những đánh giá cơ bản trước khi đi sâu, nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm xã hội – một trong những thành phần của an sinh xã hội.