Cách tiếp cận lý thuyết vòng đời cho biết cuộc đời con người là một quá trình cho biết cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn, m i giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách ASXH khác nhau, chia làm 5 nhóm:
-Lứa tuổi trước khi đến trường bao gồm giai đoạn bào thai và thơ ấu. Giai đoạn này đòi hỏi các chính sách ASXH như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em, trợ cấp tử tuất (khi bố mẹ mất, con hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng cho đến năm 18 tuổi).
- Lứa tuổi đến trường đòi hỏi chính sách ASXH trong giáo d c như h trợ học bổng, chính sách trợ cấp trẻ em mồ côi và trợ cấp tử tuất.
- Lứa tuổi thanh niên, tham gia thị trường lao động, với các rủi ro thất nghiệp, ốm đau, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đòi hỏi các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau/bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
- Lứa tuổi lao động đòi hỏi hầu hết các chính sách ASXH như bảo đảm việc làm, thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất, thường xuyên, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
-Lứa tuổi già với nhiều rủi ro có thể có như suy giảm khả năng lao động, sức khoẻ giảm sút, bệnh tật, giảm/không có thu nhập, giảm vai trò, vị thế xã hội nên đòi hỏi các chính sách ASXH về hưu trí, trợ cấp cho người cao tuổi và các trợ giúp xã hội cần thiết khác [15].
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP, 2015) khi đánh giá về hệ thống ASXH ở Việt Nam đã nhận định “không phải tất cả các giai đoạn của vòng đời con
người đều được hỗ trợ… Hệ thống ASXH bỏ sót nhóm giữa , tức là ít/ chưa quan tâm
đến người lao động trong độ tuổi lao động trong khu vực phi chính thức, không có quan hệ lao động, do vậy, đa số người cao tuổi Việt Nam sẽ không có bảo hiểm hưu trí khi
các yếu tố khác như mức của cải, thu nhập kỳ vọng trong tương lai và tuổi tác của họ và các yếu tố khác của hệ thống ASXH (thể chế, chính sách về ASXH, thể chế tài chính, các đối tác tham gia: nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, tổ chức từ thiện…) [12]. Có một quy luật được rút ra là hệ thống ASXH chính thức của nhà nước càng yếu kém thì người dân các phải dựa vào hệ thống ASXH phi chính thức của họ. Do vậy, trong nghiên cứu này, việc xem xét lại thực trạng hệ thống BHXH trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các giải pháp mở rộng độ bao phủ của BHXH trong khu vực chính thức, có quan hệ lao động nhằm thực hiện m c tiêu hướng tới một hệ thống BHXH hiện đại, có chất lượng, bền vững và toàn dân.