Hệ thống ASXH, BHXH của Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 67 - 124)

2.3.2.1. Các bộ phận cấu thành hệ thống ASXH, BHXH ở Việt Nam hiện nay

Có nhiều quan điểm rộng, hẹp khác nhau về an sinh xã hội, điều này cũng ảnh hưởng đến việc xem xét hệ thống ASXH. Trong nội dung này, hệ thống ASXH ở Việt Nam được hiểu gồm ba bộ phận chính là: BHXH, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội.

BHXH: BHXH là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa là tr cột trong hệ thống ASXH ở Việt Nam, bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Hiện nay BHXH Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao động. Đối tượng BHXH đã được mở rộng tới mọi người lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện.

Cứu trợ xã hội: được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp d ng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp d ng

với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn..., có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.

Ưu đãi xã hội: Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống ASXH Việt Nam. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn , “ăn quả nhớ kẻ trồng cây .

Nhìn chung, hệ thống ASXH, BHXH ở Việt Nam hiện nay có sự tương thích và phù hợp với quan niệm về ASXH, BHXH của Tổ chức lao động quốc tế trong Công ước 102 về quy phạm tối thiểu. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng trên thế giới không có quốc gia nào tự cho rằng hệ thống ASXH, BHXH của mình là đầy đủ và hoàn thiện. Do vậy việc tiến hành cải cách, mở rộng ra các chế độ bảo vệ nhằm hướng tới sự bảo vệ toàn diện đầy đủ hơn cho các thành viên trong xã hội, làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.

2.4. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ASXH, BHXH

2.4.1.Các quan điểm, chủ trương của Đảng về ASXH, BHXH

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với các chính sách ASXH nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân. Chủ trương, đường lối của Đảng về hệ thống chính sách ASXH. BHXH ngày càng được hoàn thiện cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp l thu nhập giữa các bộ phận

dân cư, các ngành và các vùng , Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) của Đảng chủ trương: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế

toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội . Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa X) nhấn mạnh: “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo".

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) và XII (năm 2016), nhận thức về hệ thống chính sách ASXH tiếp t c hoàn thiện: chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; phát triển và thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,... Chuyển từ

hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền ASXH của công dân.

Nhìn chung, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khoá IX, Kết luận Hội nghị Trung ương 8 Khoá IX về cải cách chính sách tiền lương, c thể hoá “Đề án Cải cách chính sách tiền lương, BHXH và

trợ cấp ưu đãi người có công và Hiến pháp năm 1992 về quyền của người lao động

đều có các quan điểm định hướng về phát triển chính sách ASXH, BHXH. Theo đó, BHXH được coi là tr cột chính, có vai trò quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trực tiếp giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngay cả khi đang làm việc (hưởng chế độ ngắn hạn thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và quan trọng hơn là bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe cho đến hết cuộc đời (chế độ dài hạn hưu trí, tử tuất và BHYT). các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng và chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, tuỳ theo tính chất của từng chế độ, góp phần thực hiện ASXH; bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia BHXH ở các thời kỳ khác nhau; bảo đảm quan hệ hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội; mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các chế độ BHXH và loại hình BHXH; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tiến trình công nghiệp hoá.

Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp t c nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; phát triển và thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,... Chuyển từ h trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Trên cơ sở đó, văn bản của Đảng liên quan đến chính sách an sinh xã hội, BHXH trong nền kinh tế thị trường đã được ban hành tiếp t c c thể quan điểm, đường lối của Đảng. Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan đã thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội và BHXH: Điều 34 của Hiến pháp (2013); Bộ luật lao động (2012); Luật BHXH (2014), Luật an toàn vệ sinh lao động (2015), Luật việc làm (2013), … đều c thể hoá các nội dung, nguyên tắc, chế độ của chính sách BHXH ở các mức độ khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới m c tiêu mở rộng diện bao phủ và từng bước nâng cao chất lượng an sinh xã hội cho người dân. Có thể nói, hơn 30 năm đổi mới, những yếu tố, chế độ chủ yếu của chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đã cơ bản định hình. Chính sách BHXH được xác lập là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, chính sách BHXH vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện; chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế

-xã hội; chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới; việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ BHXH tăng chậm…

Ngày 19/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh quan điểm về phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng,

phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2.4.2.Chính sách BHXH ở Việt Nam qua các thời kỳ

2.4.2.1.Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về BHXH (trước tháng 12/1961)

Các văn bản thời kỳ này quy định những nội dung nguyên tắc về BHXH, do dó các chế độ BHXH chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ BHXH chưa được hình thành. Song các chế độ trợ cấp, ph cấp mang tính chất BHXH đã có tác d ng rất to lớn, giải quyết một phần những khó khăn trong đời sống của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ.

2.4.2.2. Thời kỳ thực hiện Điều lệ BHXH tạm thời (từ tháng 1/1962 đến 12/1994)

Trong giai đoạn này, Điều lệ tạm thời được sửa đổi bổ sung 8 lần với 233 văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm đáp ứng với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn. Đặc biệt tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách thương binh và xã hội khi Nhà nước thực hiện điều chỉnh giá - lương - tiền.

Đánh giá về bản chất thì BHXH trong giai đoạn này vẫn giữ nguyên những đặc trưng cơ bản sau:

- Mang nặng cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, Nhà nước quy định và trực tiếp thực hiện BHXH bằng bộ máy hành chính từ ngân sách Nhà nước.

- Người lao động khi đã vào biên chế Nhà nước thì đương nhiên được đảm bảo việc làm, thu nhập và BHXH (chưa tồn tại đối tượng lao động tham gia BHXH tại thành phần kinh tế ngoài nhà nước).

- Đối tượng tham gia BHXH không được mở rộng, chỉ bao gồm người lao động trong biên chế nhà nước.

- Chính sách, chế độ BHXH đan xen và thực hiện thay nhiều chính sách xã hội khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, an dưỡng, điều dưỡng, kế hoạch hoá gia đình...

- Thực hiện BHXH do nhiều ngành quản lý; vừa quản lý Nhà nước vừa tổ chức thực hiện.

Một số vấn đề tồn tại:

-Thứ nhất, chưa hình thành Quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của người lao động.

-Thứ hai, quản lý quỹ BHXH bị phân tán và thiếu chặt chẽ.

- Thứ ba, không tách giữa quản lý Nhà nước với thực hiện chính sách BHXH.

- Thứ tư, quy định về điều kiện, mức hưởng, nhất là chế độ hưu trí còn thiếu căn

cứ khoa học và thực tiễn dẫn đến nhiều vấn đề bất hợp lý, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

2.4.2.3. Thời kỳ từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2006

-Năm 1994, Ban hành Điều lệ BHXH theo Nghị định số 43/CP và 66/CP. - Năm 1995, thi hành các quy định trong Bộ luật lao động về BHXH, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 áp d ng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân.

-Năm 1999, ban hành Nghị định số 93/CP và 94/CP Sửa đổi bổ sung Điều lệ BHXH năm 1995.

-Năm 2003, ban hành Nghị định số 01/CP và 89/CP Sửa đổi bổ sung Điều lệ BHXH năm 1995. Điều lệ BHXH đã khắc ph c về cơ bản các tồn tại của chính sách BHXH trước đó.

- Luật BHXH được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 đối với Bảo hiểm thất nghiệp.

2.4.2.4. Thời kỳ từ năm 2007 đến nay Thời kỳ từ năm 2007 đến 2013

Triển khai Luật BHXH năm 2006, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành [23, 24, 25, 26, 27, 28]. Nhìn chung, pháp BHXH giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia

xã hội tự nguyện cho người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức; chính sách

bảo hiểm thất nghiệp cho người thất nghiệp, mất việc làm).

Sau 07 năm thực hiện Luật BHXH, số người tham gia BHXH liên t c tăng lên qua các năm, tính đến hết 31/12/2013, số người tham gia BHXH bắt buộc là 10,9 triệu người, tăng 46,5% so với năm 2007, tăng gấp 4,7 lần so với số người tham gia BHXH năm 1995 (trong đó có 8,7 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 44,8% so với năm 2009). Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện có 6.110 người tham gia, đến hết năm 2013 đã có 173.584 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng gấp 28,4 lần so với năm 2008

Tính đến hết ngày 31/12/2013, số thu BHXH đạt 115.665 tỷ đồng, tăng gấp 4,9 lần so với số thu năm 2007, tăng gấp 146,8 lần so với số thu năm 1995. Trong đó, thu BHXH bắt buộc là 105.018,1 tỷ đồng, thu BHXH tự nguyện là 552 tỷ đồng và thu BHTN là 10.095 tỷ đồng. Năm 2013, thu BHYT đạt 48.565 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với số thu năm 2009 và tăng 37,4 lần so với năm 2002. Năm 2014, thực hiện kế hoạch Chính phủ giao, BHXH Việt Nam phấn đấu thu đạt 193.319 tỷ đồng, trong đó thu BHXH là 128.264 tỷ đồng, thu BHYT là 53.341 tỷ đồng, thu BHTN là 11.714 tỷ đồng.

Hàng năm, ngành BHXH đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết hàng triệu hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, số người được giải quyết hưởng chế độ hàng năm kể từ năm 1995 đến hết năm 2013 là trên 59,6 triệu lượt người, trong đó hưởng hàng tháng trên 1,6 triệu người; người hưởng BHXH một lần trên 5,6 triệu lượt người và trên 52 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức ph c hồi sức khoẻ. Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã tập trung giải quyết dứt điểm cho trên 50 nghìn hồ sơ tồn đọng trước năm 1995 hưởng các chế độ BHXH; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg cho trên 62.000 người và hàng năm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho khoảng 2,5 triệu người lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đảm bảo kịp thời và chính xác.

Cùng với số đối tượng th hưởng tăng lên, các loại hình BHXH được mở rộng và mức hưởng ở một số chế độ theo quy định của Luật BHXH được điều chỉnh tăng, từ đó dẫn tới số tiền chi trả BHXH cũng tăng lên. Nếu như năm 2008, tổng số

chi từ nguồn Quỹ BHXH để giải quyết chế độ là 21.360 tỷ đồng thì đến năm 2013 là 77.614 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2008. Năm 2014, tổng chi BHXH theo dự toán giao của Chính phủ là 131.844 tỷ đồng; chi BHYT là 56.076 tỷ đồng, chi BHTN là 3.525 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 67 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)