Đ Văn Sinh (2005) thực hiện Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản l quỹ
của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mô hình và phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận d ng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
Phạm Trường Giang (2010) đã hoàn thành luận án tiến sĩ về “Hoàn thiện cơ chế
thu BHXH ở Việt Nam”.Tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt
Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo một số mô hình thu BHXH ở một số nước phát triển [10].
Ngân hàng thế giới (2012) nghiên cứu “Việt Nam: phát triển một hệ thống BHXH hiện đại – những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách
trong tương lai” đã đưa ra các lý do cấp bách phải cải cách hệ thống BHXH của Việt
Nam là: tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, xu hướng già hóa dân số đang tăng nhanh; tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức; bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng BHXH bắt buộc, tự nguyện; sự thiếu bền vững về tài chính của quỹ BHXH; năng lực quản lý và sử d ng quỹ BHXH còn yếu [18].
Đề án “Đánh giá tình hình hoạt động quỹ BHXH; dự báo cân đối quỹ đến năm
2020 và tầm nhìn 2030” do BHXH Việt Nam thực hiện đi sâu vào phân tích tình hình
thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, đầu tư quỹ BHXH từ năm 1995 – 2010 để đưa ra đánh giá chung về những thành tựu, tồn tại trong quản lý và sử d ng quỹ BHXH, từ đó đưa ra dự báo quỹ BHXH đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên cơ sở phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội vĩ mô (GDP, lạm phát…), dân số, lao động, việc làm, tiền lương, tình hình quản lý và sử d ng quỹ BHXH qua các năm. Kế thừa và tiếp t c phát triển các nghiên cứu về đánh giá tài chính quỹ BHXH [04].
Trong quá trình xây dựng Luật BHXH năm 2014, các cơ quan chức năng cũng đã xây dựng một số báo cáo chuyên đề nghiên cứu về chính sách BHXH như “Một vài bình luận về chế độ hưu trí (tuổi già) trong dự thảo Luật BHXH”, “Cải cách hệ thống
bổ sung ở Việt Nam”, “Kinh nghiệm của nước ngoài về chế độ hưởng BHXH một lần”
[32].
Dương Văn Thắng (2014) đã nghiên cứu “Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt
Nam” điểm lại toàn bộ chặng đường hình thành và phát triển của ngành BHXH, chính
sách BHXH từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ đổi mới và các yêu cầu, nhiệm v của ngành BHXH trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhìn chung, các nghiên cứu này cũng đã phân tích các tồn tại, hạn chế của chính sách BHXH hiện hành và đề xuất việc tiếp t c hoàn thiện một số chính sách, chế độ BHXH c thể nhằm xây dựng một hệ thống BHXH hiện đại [40].
Phạm Thị Lan Phương & Nguyễn Văn Song (2014) đã nghiên cứu “Thực trạng
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện của người lao động tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên. Nghiên cứu tiến hành điều tra 200 người lao động ở 4 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy: số lượng người tham gia BHXH tự nguyện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số người thuộc đối tượng tham gia BHXH; Sự gia tăng đối tượng tham gia có sự khác nhau khi xem xét trên các phương diện: độ tuổi, mức lựa chọn đóng phí, ngành nghề và địa bàn cư trú [29].
Tổ chức lao động quốc tế và Viện Khoa học và Lao động xã hội (2014) đã tiến hành nghiên cứu “Bảo hiểm xã hội, tăng cường an sinh xã hội cho mọi người dân”. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng độ bao phủ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2009- 2014 [37].
Tổ chức lao động quốc tế và Tổng c c thống kê (2016) đã nghiên cứu về “lao
động phi chính thức ở Việt Nam”. Nghiên cứu cũng đã tập trung đánh giá thực trạng
tham gia bảo hiểm xã hội của lao động phi chính thức. Một số kết quả nghiên cứu chính như: hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Ở nhóm lao động phi chính thức, chỉ có 0,1% chủ cơ sở và 1,2% lao động gia đình có đóng BHXH bắt buộc, còn ở các vị thế việc làm khác thì tỷ lệ này gần như bằng không.
Điều này có thể do một số chủ cơ sở nhận thức được việc đóng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như cho những lao động có mối quan hệ thân thiết với chủ cơ sở.Một thông tin đáng chú ý là có đến 68% lao động phi chính thức làm việc trong các cơ sở SXKD cá thể. Chỉ có 3% hộ SXKD có đăng ký bảo hiểm xã hội,và hầu như chỉ có hộ SXKD ở khu vực chính thức tham gia. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân tỷ lệ lao động phi chính thức ở Việt Nam được đóng BHXH là rất thấp [38].
Viện công nhân công đoàn (2016) đã tiến hành dự án “Tăng cường quyền của
công nhân và đại điện của công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với hợp
cùng Uỷ ban Châu Âu thực hiện. Cuộc điều tra xã hội học này bao gồm 1040 mẫu nghiên cứu, được khảo sát tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đã mô tả về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống, nhận thức về pháp luật của người lao động; đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp và vai trò của công đoàn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động [45].
VCCI (2016) cũng đã tiến hành nghiên cứu “Ý kiến doanh nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam về những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp”. Nghiên cứu đã tổng hợp một cách đầy đủ và chính xác các ý kiến, kiến
nghị của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam về những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay; Nghiên cứu cũng đã nêu c thể các đề xuất của các doanh nghiệp FDI với việc thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội [44].
Lê Văn Long (2017) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các giải pháp tiếp t c cải cách, đơn giản hóa thủ t c hành chính trong hoạt động nghiệp v của BHXH thành phố Hà Nội , tác giả đã phân tích rõ thực trạng việc cải cách, đơn giản hóa thủ t c hành chính trong hoạt động nghiệ v của BHXH thành phố Hà Nội và đã đề xuất nhiều giải pháp then chốt nâng cao hiệu quả cải cách, đơn giản hóa thủ t c hành chính trong hoạt động nghiệp v BHXH của thành phố Hà Nội.
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực trạng công tác phát triển của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; và kết quả khảo sát của người lao động về nhận thức, nhu cầu, mong muốn của người lao động về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình [41].
Nguyễn Quốc Doanh (2017) đã thực hiện đề tài khoa học “Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Thực trạng và giải pháp . Tác giả đã làm rõ: Thực trạng tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của các DN ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Xác định một số yếu tố liên quan đến tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của DN ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Xây dựng một số giải pháp nâng cao tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các DN ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Tổng c c thống kê (2017, 2018, 2019) đã tiến hành nghiên cứu sự tham gia bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp. Các báo cáo nghiên cứu đều chỉ ra rõ số lượng người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, các báo cáo còn chỉ rõ tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội theo giới tính, nơi sinh sống, hộ khẩu, lĩnh vực hoạt động và quy mô lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhìn chúng, các số liệu đều có dung lượng mẫu lớn và có độ tin cậy cao [39].
Viện Công nhân, công đoàn (2018) đã có báo cáo “Khái quát tình hình công nhân, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
và một số dự báo” cho thấy rằng: hiện tượng các đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện tìm
cách chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng với lao động trung niên, lao động có số năm làm việc cao, đặc biệt là lao động nữ gia tăng nhưng còn thiếu các biện pháp xử lý [47].
Hồ Phương (2018) đã thực hiện đề tài khoa học “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh Phú Yên , tác giả đã làm rõ thực trạng phát triển tham gia BHXH tự nguyện tại khu vực
phi chính thức tỉnh Phú Yên và đã đề xuất một số giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong địa bàn tỉnh.
Viện Công nhân công đoàn (2019) đã tiến hành nghiên cứu “Hiện trạng chấm dứt hợp đồng lao động của lao động trung niên (35-44 tuổi) trong doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay”. Nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động
của lao động ở độ tuổi trung niên (35-44) trong các doanh nghiệp ở Việt Nam; nguyên nhân, động lực, m c đích của người lao động, doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động trung niên [48].
Ngoài các nghiên cứu về bảo hiểm xã hội ở trong nước, còn có một số công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm xã hội như:
BSR (2016) đã tổng quan bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc, nghiên cứu đã khẳng định rằng Bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc là một tr cột chính của Chương trình nghị sự của cộng sản khi Đảng lên nắm quyền vào cuối những năm 1940. Kể từ khi thông qua luật đầu tiên Tuy nhiên, năm 1951, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã đòi hỏi phải có những thay đổi sâu rộng. Một số cuộc biểu tình đã diễn ra tập trung vào việc thanh toán các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. Theo Bản tin Lao động Trung Quốc, tình trạng bất ổn xã hội ở Trung Quốc đã tăng 33% trong năm 2014, với 2.590 cuộc đình công để phản đối hệ thống thanh toán dưới mức đóng bảo hiểm xã hội.Trong khi đó, xu hướng suy giảm đóng góp của khu vực tư nhân vào hệ thống và sự không tin tưởng của công chúng với những cải cách bảo hiểm xã hội và sự nhầm lẫn về lợi ích cá nhân, đang khiến nhiều người lao động không thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2011 [56].
OECD (2018) đã nghiên cứu “Tăng cường bảo hiểm xã hội cho Việt Nam”
nghiên cứu đã chỉ ra một số phát hiện đáng chú ý của Rand và Torm (2012) là lợi nhuận và quy mô đầu tư của doanh nghiệp càng cao thì càng tăng khả năng tiếp cận tín d ng, tỷ lệ người lao động được bảo hiểm cao hơn. Với kết quả tương tự, nghiên cứu gần đây của Lee và Torm (2017) dựa trên dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp của GSO cho năm 2006- 2011 đo lường mức tăng hiệu suất của các công ty khi tăng việc tham gia bảo hiểm. Các công ty có tỷ lệ nhân viên được bảo hiểm cao hơn có doanh thu cao
Jeanette Yu (2019) đã nghiên cứu “Chính sách bảo hiểm xã hội của Trung
Quốc”, nghiên cứu đã có một số phát hiện đáng chú ý là: chương trình bảo hiểm xã hội
sẽ được thực hiện nghiêm ngặt hơn tại Trung Quốc. Nhưng Chính phủ Trung Quốc không có một khoản lợi nhuận lớn để giảm thêm phí bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, mức lương tối thiểu theo luật định và mức lương trung bình hàng tháng của nhân viên vẫn tăng lên hàng năm. Do đó, các công ty châu Âu kinh doanh tại Trung Quốc không nên dựa vào sự điều chỉnh của chính phủ đối với các chính sách bảo hiểm xã hội để giảm chi phí lao động, mà thay vào đó hãy tìm các giải pháp khác [59].
Rena Eichler&Elizabeth Lewis (2019) đã tiến hành nghiên cứu “Xây dựng
công cụ đánh giá bảo hiểm xã hội”. Công c đánh giá bảo hiểm xã hội (SIAT) bao
gồm ba phần. Đầu tiên, khuôn khổ giúp người dùng suy nghĩ về các vấn đề tài chính của bảo hiểm xã hội trong bối cảnh cải cách y tế. Theo khuôn khổ, bảng câu hỏi đánh giá đặt ra những câu hỏi chính cho câu trả lời nào là cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt về bảo hiểm xã hội. Cuối cùng, một mô hình dựa trên bảng tính giúp kiểm tra thực tế trên mạng, đưa ra tình hình hiện tại của một quốc gia [63].