Về kết quả phân lập các hợp chất

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn n hexan của loài ganoderma capense (lloyd) teng họ ganodermataceae (Trang 51 - 72)

Đề tài “Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n-hexan của loài

Ganoderma capense (Lloyd) Teng họ Ganodermataceae” là một phần của đề tài

“Nghiên cứu thành phần hóa học loài Ganoderma capense họ

Ganodermataceae- Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Dược liệu, Bộ Y tế. Dự kiến nghiên cứu thành phần hóa học của tất cả các phân đoạn, tuy nhiên đây là khởi đầu nghiên cứu, bên cạnh đó từ kết quả định tính cho thấy sự tồn tại của phytosterol là một trong những nhóm chất chính của mẫu nghiên cứu, nhóm chất này phân bố chủ yếu trong phân đoạn n-hexan và dichloromethan.

Từ phân đoạn n-hexan đã phân lập được hai chất tinh khiết là GCA3GCA4. Dựa trên các đặc điểm về dạng thù hình, nhiệt độ nóng chảy, khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, so sánh với các dữ liệu đã được công bố, xác định được hai hợp chất GCA3GCA4 lần lượt là ergosterol và acid ganoderic Y.

3.5.3.1. Về hợp chất GCA3 (Ergosterol)

Ergosterol là một sterol, là một hợp chất phổ biến có trong thành phần màng tế bào của các loài nấm và động vật nguyên sinh. Trong chi Ganoderma, ergosterol cũng đã từng được phân lập từ một số loài khác như G. lucidum, G. boninense, G. sinense…[22], [47], [13]. Ở chi khác, hợp chất này cũng được phân lập từ loài

Pleurotus salmoneostramineus [45]. Đây là nghiên cứu đầu tiên phân lập được ergosterol từ loài G. capense.

Ergosterol có nhiều tác dụng sinh học đã được nghiên cứu như: thể hiện hoạt tính kháng viêm vừa phải, ức chế bổ thể mạnh với giá trị IC50 là 52,0 µM [22], gây rối loạn tính thấm của màng sinh chất và mất điện thế màng ty thể. Có hoạt tính kháng trypomastigot trung bình với IC50 = 51,3 μg/mL, hiệu quả trong việc chống lại ký sinh trùng Trypanosoma cruzi – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Chagas [45]. Ngoài ra, ergosterol còn được coi như một tiền chất sinh học của vitamin D2 (Ergocalciferol), dưới tác dụng của tia cực tím sẽ dẫn tới phản ứng quang hóa giúp chuyển hóa ergosterol thành ergocalciferol [16].

3.5.3.2. Về hợp chất GCA4 (Acid Ganoderic Y)

Acid ganoderic Y là một triterpenoid, acid ganoderic nói chung là thành phần phổ biến trong các loài thuộc chi Ganoderma. Trong chi Ganoderma, acid ganoderic Y cũng đã từng được phân lập từ một số loài như G. lucidum, G. sinense…[15], [23]. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên phân lập được acid ganoderic Y từ loài G. capense.

Acid ganoderic Y đã được chứng minh bằng thử nghiệm in vivo là có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư gan [29], [32], có tác dụng thúc đẩy quá trình apoptosis và ức chế quá trình phân bào [15]. Bên cạnh đó, acid ganoderic Y được phát triển giống như một chất ức chế tổng hợp cholesterol trong điều trị rối loạn lipoperotein (IC50 = 0,180 mM) [29], [48].

Ngoài ra, trong một nghiên cứu của Jiang-Chun Wei và cộng sự về tác dụng ức chế acetylcholinesterase của 45 triterpenoid ganoderic, cho thấy acid ganoderic Y (một trong những triterpenoid ganoderic 30 nguyên tử carbon) có tiềm năng được phát triển như một chất ức chế acetylcholinesterase (IC50 = 21,1 ± 2,66 mM). Hơn nữa, cấu trúc phụ của chuỗi bên C-17 trong acid ganoderic Y có thể đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng ức chế này [50].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, khóa luận đã thu được những kết quả sau: 1. Từ kết quả định tính, đã kết luận được rằng quả thể của loài G. capense có chứa chất béo, phytosterol, saponin, đường khử tự do và polysaccharid.

2. Từ phân đoạn n-hexan đã phân lập được hai chất tinh khiết là GCA3GCA4. 3. Từ các dữ liệu khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, so sánh với các dữ liệu đã được công bố, xác định được GCA3 là ergosterol và GCA4 là acid ganoderic Y. Đây là nghiên cứu đầu tiên phân lập được ergosterol và acid ganoderic Y từ quả thể của loài G. capense.

Kiến nghị

Do thời gian có hạn, các kết quả nghiên cứu thu được còn khiêm tốn. Cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu các nội dung sau:

+ Tiếp tục phân lập các hợp chất trong phân đoạn n-hexan và các phân đoạn còn lại (dichloromethan và ethyl acetat) của quả thể loài G. capense.

+ Nghiên cứu tác dụng sinh học của cao tổng, các cao phân đoạn và các hợp chất phân lập được từ quả thể loài G. capense.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Ngô Anh (1999),"Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ganodermataceae Donk) ở Thừa Thiên Huế", Báo cáo khoa học tại Hội nghị sinh học toàn quốc tại Hà Nội.

2. Bộ môn Dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.28-35.

3. Bộ môn Dược liệu (2019), Thực tập Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr.64-129.

4. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội tr.135-139.

5. Nguyễn Thượng Dong, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Kim Phượng, et al. (2005),"Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của ba loài nấm Linh chi trên mô hình gây viêm gan cấp bằng tetraclour carbon (CCl4)", Tạp chí Dược liệu, 10(6), tr.192-196.

6. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 7. Nguyễn Phương Đại Nguyên (2013), Nấm Linh chi ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam, tr.75-77.

8. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Đỗ Hữu Thư and Lê Bá Dũng (2013),"Đặc điểm các yếu tố sinh thái và phân bố của họ nấm Ganodermataceae Donk ở khu vực Tây Nguyên", Tạp chí Sinh học 35(2), tr.198-205.

9. Đàm Nhận, Nguyễn Gia Chấn, Nguyễn Bá, et al. (1997),"Thành phần loài trong họ nấm Linh chi (Ganodermataceae) ở Việt Nam", Tạp chí Dược liệu, 2(4), tr.10-13. 10. Trần Thị Văn Thi, Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Phượng, et al. (2012),"Khảo sát một số tác dụng dược lý của phân đoạn triterpenoid từ nấm Linh chi nuôi trồng tại Thừa Thiên Huế", Tạp chí Dược liệu, 17(3), tr.154-158.

Tài liệu Tiếng Anh

11. Bhosle S., Ranadive K., Bapat G., et al. (2010),"Taxonomy and diversity of

Ganoderma from the western parts of Maharashtra (India)", Mycosphere, 1(3), pp.249-262.

12. Boh B., Berovic M., Zhang J., et al. (2007),"Ganoderma lucidum and its pharmaceutically active compounds", Biotechnology Annual Review, 13, pp.265- 301.

13. Chao L., Hong-qing W., Bao-ming L., et al. (2007),"Studies on chemical constituents from the fruiting bodies of Ganoderma sinense Zhao, Xu et Zhang",

Journal of Chinese Materia Medica, 32(3), pp.235-237.

14. Chen B., Tian J., Zhang J., et al. (2017),"Triterpenes and meroterpenes from

Ganoderma lucidum with inhibitory activity against HMGs reductase, aldose reductase and α-glucosidase", Fitoterapia, 120, pp.6-16.

15. Chengyuan L., Danni T., Yuzhi L., et al. (2019),"Review of the molecular mechanisms of Ganoderma lucidum triterpenoids: Ganoderic acids A, C2, D, F, DM, X and Y", European Journal of Medicinal Chemistry, 174, pp.130-141.

16. David F., Pike J. W. and John S. A. (2011), Vitamin D: Two- Volume Set, Academic Press, pp.79-83.

17. El-Mekkawy S., Meselhy M. R., Nakamura N., et al. (1998),"Anti-HIV-1- protease substances from Ganoderma lucidum", Phytochemistry, 49(6), pp.1651- 1657.

18. Gottlieb A. and Wright J. E. (1999),"Taxonomy of Ganoderma from southern South America: subgenus Ganoderma", Mycological Research, 103(6), pp.661-673. 19. Guan S. H., Yang M., Wang X., et al. (2007),"Structures elucidation and colete NMR spectral assignments of three new lanostanoid triterpenes with unprecedented Delta (16, 17) double bond from Ganoderma lucidum", Magnetic Resonance Chemistry, 45(9), pp.789-791.

20. Huang Y., Li N., Wan J. B., et al. (2015),"Structural characterization and antioxidant activity of a novel heteropolysaccharide from the submerged fermentation mycelia of Ganoderma capense", Carbohydrate Polymers, 134, pp.752-760.

21. Huie C. W. and Di X. (2004),"Chromatographic and electrophretic methods for Lingzhi pharmacologically active coonents", Journal of Chromatography B, 812(1- 2), pp.241-257.

22. Hyo W. S., Hung T. M., MinKyun N., et al. (2009),"Steroids and triterpenes from the fruit bodies of Ganoderma lucidum and their anti-complement activity",

Archives of Pharmacal Research, 32, pp.1573-1579.

23. Jing Z., Xiao-Qi Z., Shao-Ping L., et al. (2006),"Quality evaluation of

Ganoderma through simultaneous determination of nine triterpenes and sterols using pressurized liquid extraction and high performance liquid chromatography", Journal of Separation Science, 29(17), pp.2609-2615.

24. Jingguang Y. and Yunfeng Z. (1979),"Studies on the constituents of Ganoderma capense (part I)[J]", Acta Pharmaceutica Sinica, 6.

25. Kim M. Y., Seguin P., Ahn J. K., et al. (2008),"Phenolic compound concentration and antioxydant activities of Edible and Medical Mushrooms from Korea", Journal Agricultural and Food Chemistry, 56(16), pp.7265-7270.

26. Komoda Y., Nakamura H., Ishihara S., et al. (1985),"Structure of new terpenoid constituents of Ganoderma lucidum (Fr.) Karst", Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 33(11), pp.4829-4835.

27. Kubota T. and Asaka Y. (1982),"Structures of Ganoderic A and B, two new lanosterol type bitter triterpenes from Ganoderma lucidum (Fr.) Karst", Helvetica Chimica Acta, 65(2), pp.611-619.

28. Lee I. S., Ahn B. R., Choi J. S., et al. (2011),"Selective cholinesterase inhibition by lanostane triterpenes from fruiting bodies of Ganoderma lucidum", Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 21(11), pp.6603-6607.

29. Chyi-Hann L., Pei-Yu C., Ue-Min C., et al. (2005),"Ganoderic acid X, a lanostanoid triterpene, inhibits topoisomerases and induces apoptosis of cancer cells", Life Sciences, 77, 252-365.

30. Li N., Yan C., Hua D., et al. (2013),"Isolation, purification, and structural characterization of a novel polysaccharide from Ganoderma capense", International Journal of Biological Macromolecules, 57, pp.285-290.

31. Liao G. F., Wu Z. H., Liu Y., et al. (2019),"Ganocapenoids A–D: Four new aromatic meroterpenoids from Ganoderma capense", Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 29(2), pp.143-147.

32. Ru-Ming L., Ying-Bo L. and Jian-Jiang Z. (2012),"Cytotoxic and pro-apoptotic effects of novel ganoderic acid derivatives on human cervical cancer cells in vitro",

European Journal of Pharmacology, 681.

33. Long S.C. and Birmingham J.M. (1992),"Medicinal benefits of the mushroom

Ganoderma", Advances in Applied Microbiology, 37, pp.101-134.

34. Lu Y., Jin Y.H., Zhang H.H., et al. (2007),"Research on the composition and structure of glycopeptides from Ganoderma capense", Pharmaceutical Biotechnology, 14, pp.364-367.

35. Min B. S., Gao J. J., Nakamura N., et al. (2000),"Triterpenes from the pores of

Ganoderma lucidum and their cytotoxycity against Meth-A and LLC turmo cells",

Chemical & Pharmaceutical Bulletin, 3(11), pp.495-498.

36. Ngai P. H. and B Ng T. (2004),"A mushroom (Ganoderma capense) lectin with spectacular thermostability, potent mitogenic activity on splenocytes, and antiproliferative activity toward tumor cells", Biochemical and Biophysical Research Communications, 314(4), pp.988-993.

37. Ngai P.H.K. and Ng T.B. (2004)," Biochemical and Biophysical Research Communications, 314, pp.988-993.

38. Peng X., Li L., Wang X., et al. (2016),"Antioxidant farnesylated hydroquinones from Ganoderma capense", Fitoterapia, 111, pp.18-23.

39. Qing-yun M., Li-li H., Ling-mei K., et al. (2013),"Chemical constituents from the fungus Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres. and their cytotoxic activities",

African Journal of Microbiology Research, 7(16), pp.1543-1547.

40. Russell R. and Paterson M. (2006),"Ganoderma - A therapeutic fungal biofactory", Phytochemistry, 67(18), pp.1985-2001.

41. Shiao M. S., Lin L. J. and Yeh S. F. (1988),"Triterpenes in Ganoderma lucidum",

Phytochemistry, 27(3), pp.873-875.

42. Sripuan T., Aoki K., Yamamoto K., et al. (2003),"Purification and charaterization of thermostable α-galactosidase Ganoderma lucidum", Bioscience, Biotechnology and Biochemistry, 67(7), pp.1485-1491.

43. Tan Z., Zhao J., Liu J., et al. (2017),"Sesquiterpenoids from the cultured mycelia of Ganoderma capense", Fitoterapia, 118, pp.73-79.

44. Tan Z., Zhao J. L., Liu J. M., et al. (2018),"Lanostane triterpenoids and ergostane-type steroids from the cultured mycelia of Ganoderma capense", Journal of Asian Natural Products Research, 20(9), pp.844-851.

45. Tatiana R. A., Marta L. L., Mariana K. G., et al. (2017),"Ergosterol isolated from the basidiomycete Pleurotus salmoneostramineus affects Trypanosoma cruzi plasma membrane and mitochondria", Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases, 23.

46. Teekachunhatean S., Sadja S., Aasavate C., et al. (2012),"Pharmacokinetic of ganoderic acids A and F after oral administration of Lingzhi preparation in health male volunteers", Evidence Based Colementary and Alternative Medicine, 2012, pp.1-7.

47. Toh Choon R. L., Sariah M. and Siti Mariam M. N. (2011),"Ergosterol from the soilborne fungus Ganoderma boninense", Journal of Basic Microbiology, 51, pp.1- 5.

48. Kai W., Li B., Weiping X., et al. (2015),"Lanostane triterpenes from the Tibetan medicinal mushroom Ganoderma leucocontextum and their Inhibitory effects on

HMG-CoA reductase and α‑glucosidase", Journal of Natural Products, 78, pp.1977- 1989.

49. Wang Z.Y. and Fu H.T. (1981)," Journal of Traditional Chinese Medicine, 1, pp.47-50.

50. Jiang-Chun W., An-Hua W., Yun-Long W., et al. (2017),"Chemical characteristics of the fungus Ganoderma lucidum and their inhibitory effects on acetylcholinesterase", Journal of Asian Natural Products Research, pp.992-1001. 51. Yan C., Kong F., Zhang D., et al. (2013),"Anti-glycated and antiradical activities in vitro of polysaccharides from Ganoderma capense", Pharmacognosy Magazine, 9(33), pp.23.

52. Yang Q., Wang S.W., Xie Y.H., et al. (2010)," International Journal of Biological Macromolecules, 46, pp.167-172.

53. Yi P., Li N., Wan J. B., et al. (2015),"Structural characterization and antioxidant activity of a heteropolysaccharide from Ganoderma capense", Carbohydrate Polymers, 121, pp.183-189.

54. Yu J. G., Chen R. Y., Yao Z. X., et al. (1990),"Studies on constituents of

Ganoderma capense IV. The chemical structures of ganoine, ganodine and ganoderpurine", Acta Pharmaceutica Sinica, 25(8), pp.612-616.

55. Zhou Y., Chen S., Ding R., et al. (2014),"Inflammatory modulation effect of glycopeptide from Ganoderma capense (Lloyd) Teng", Mediators of Inflammation, 2014.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 3. DỮ LIỆU PHỔ CỦA HỢP CHẤT GCA3 PHỤ LỤC 4. DỮ LIỆU PHỔ CỦA HỢP CHẤT GCA4

PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

A B C

D E F

A. Phản ứng định tính chất béo trong dược liệu B. Phản ứng định tính phytosterol trong dược liệu C. Phản ứng định tính đường khử tự do

D. Phản ứng tạo bọt định tính saponin E. Phản ứng Salkowski định tính saponin F. Phản ứng định tính polysaccharid

PHỤ LỤC 3. DỮ LIỆU PHỔ CỦA HỢP CHẤT GCA3

Cấu trúc hóa học của hợp chất GCA3

Phụ lục 3.1. Dữ liệu phổ 1H-NMR (600 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA3 Phụ lục 3.2. Dữ liệu phổ 13C-NMR (150 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA3 Phụ lục 3.3. Dữ liệu phổ ESI-MS của hợp chất GCA3

Phụ lục 3.2. Dữ liệu phổ 13C-NMR (150 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA3

Phụ lục 3.3. Dữ liệu phổ ESI-MS (+) của hợp chất GCA3

100 200 300 400 500 600 700 800 900 m/z 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 Inten.(x1,000,000) 579.75 379.45 551.70 240.30 479.50 607.75 331.40 313.40 456.40 663.65 390.0 395.0 400.0 405.0 410.0 415.0 420.0 425.0 430.0 435.0 440.0 445.0 450.0 m/z 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 Inten.(x100,000) 397.45 411.50 391.50

PHỤ LỤC 4. DỮ LIỆU PHỔ CỦA HỢP CHẤT GCA4

Cấu trúc hóa học của hợp chất GCA4

Phụ lục 4.1. Dữ liệu phổ 1H-NMR (600 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA4 Phụ lục 4.2. Dữ liệu phổ 13C-NMR (150 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA4 Phụ lục 4.3. Dữ liệu phổ ESI-MS của hợp chất GCA4

Phụ lục 4.2. Dữ liệu phổ 13C-NMR (150 MHz, CDCl3) của hợp chất GCA4 MS (+) 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 m/z 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Inten.(x1,000,000) 437.50 288.40 455.50 391.40 331.35 507.40 616.50 666.85 864.70 579.75 680.80 359.45 450.0 475.0 500.0 525.0 550.0 575.0 600.0 m/z 0.0 2.5 5.0 Inten.(x100,000) 455.50 507.40 485.40 496.55 579.70 479.45 600.60

MS (-)

Phụ lục 4.3. Dữ liệu phổ ESI-MS của hợp chất GCA4

* Dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo tại Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.

* Dữ liệu phổ khối ESI-MS đo tại khoa Hóa phân tích – tiêu chuẩn, Viện Dược liệu 100 200 300 400 500 600 700 800 900 m/z 0.0 1.0 2.0 Inten.(x1,000,000) 664.85 710.85 453.50 339.30 990.95 650.85 962.95 752.85 450.0 475.0 500.0 525.0 550.0 575.0 600.0 m/z 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 Inten.(x1,000,000) 453.50 455.45

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn n hexan của loài ganoderma capense (lloyd) teng họ ganodermataceae (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)