Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh hãng kiểm toán aasc (Trang 37)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tổng quan:

Hình 2.1. Logo của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100111105, cấp ngày 22/5/1998.

Trụ sở công ty: Số 1, phố Lê Phụng Hiểu - Phƣờng Tràng Tiền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Lầu 3, tòa nhà Galaxy 9 – số 9 Nguyễn Khoái, phƣờng 1, Quận 4.

Chi nhánh Quảng Ninh: Số 8 Chu Văn An, TP Hạ Long.

Vốn điều lệ công ty theo đăng ký là, vốn điều lệ thực góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 10.000.000.000 đồng.

Công ty hiện đang là thành viên HLB Quốc tế– Mạng lƣới Quốc tế các Hãng Kiểm toán và Tƣ vấn Quản trị chuyên nghiệp.

Nhằm không ngừng phát triển hoạt động của công ty, AASC đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển trong và ngoài nƣớc. Mở đầu cho việc tiếp cận với kiến thức quốc tế.Từ tháng 2 năm 2011, AASC chính thức là thành viên của HLB Quốc tế

Trải qua gần ba thập kỷ hoạt động, AASC luôn không ngừng xây dựng và duy trì tốc độ phát triển phát bền vững, truyền tải và kết tinh những đam mê, nhƣng nỗ lực từng bƣớc trƣởng thành nhằm tạo ra sự phát triển lớn hơn trong các thập kỉ tiếp theo.

Lịch sử hình thành và phát triển.

Vào ngày 13/05/1991, đánh dấu cho sự mở đầu của hoạt động kiểm toán độc lập, chính thức thành lập Công ty Dịch vụ Tƣ vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) – Bộ Tài Chính (Công ty Kế toán Kiểm toán đầu tiên của Việt Nam) theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB.

Từng bƣớc phấn đấu, AASC là Công ty kiểm toán đầu tiên đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động cụ thể năm 2001 Công ty đón nhận Huân chƣơng Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nƣớc, tiếp theo đó năm 2006 tiếp tục đón nhận Huân chƣơng Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nƣớc. Trong quá trình phát triển, vào năm 2007,AASC tiến hành Chuyển đổi mô hình hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên với tên mới là công ty TNHH Dịch vụ Tƣ vấn Tài chính Kế toán và kiểm toán AASC.

Trong quá trình hoạt động, đáng chú ý là vào năm 2011, AASC có thêm một bƣớc tiến mới khi chính thức trở thành thành viên của Mạng lƣới kế toán và tƣ vấn toàn cầu, một trong những tổ chức Kế toán, kiểm toán và Tƣ vấn quản trị có quy mô lớn hàng đầu thế giới. Đón nhận Huân chƣơng Lao động Hạng nhất của Chủ tịch nƣớc và Cờ thi đua của Chính phú. Sau đó, vào năm 2013, từ tên Công ty TNHH Dịch vụ Tƣ Vấn Tài Chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đƣợc đổi thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Công bố biểu tƣợng logo mới của AASC và ra mắt Công ty TNHH Tƣ vấn AASC và Cộng sự (ACG). Đón nhận lần 2 Cờ thi đua của Chính phủ.

Công ty không ngừng đổi mới, phát triển và khẳng định vị trí trong ngành và ngày càng nâng cao chất lƣợng dịch vụ để đạt đƣợc Giải thƣởng Thƣơng Mại Dịch

Vụ tiêu biểu toán quốc “Top trade service” do Bộ Công Thƣơng bình chọn và trao giải vào năm 2017. Cùng thời điểm đó là kỷ niệm 10 năm chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nƣớc thành Công ty TNHH có hai thành viên (2007-2017). Vào năm 2018, Công ty với vị thể của một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ Kế toán- kiểm toán kỷ niệm 5 năm ngày công bố thƣơng hiệu AASC, 5 năm ngày ra mắt hoạt động ACG (17/5/2013 – 17/5/2018).Đồng thời, ra mắt đoạt động Công ty TNHH Thẩm định giá AASC Việt Nam (AVV)

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty

AASC với bề dày là một trong những Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên ở Việt Nam hoạt động chuyên ngành, có một đội ngũ khách hàng đông đảo thuộc mọi loại hình và hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. AASC cung cấp các dịch vụ đa dạng ở các mảng nhƣ sau:

Kiểm toán

• Kiểm toán Báo cáo tài chính

• Kiểm toán các dự án ODA

• Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ các công trình xây dựng cơ bản

• Kiểm toán xác định vốn thành lập, giải thể.

• Kiểm toán Quỹ tín dụng nhân dân

• Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán

Kế toán

• Lập BCTC, Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các báo cáo khác

• Ghi sổ kế toán

• Chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IFRS/IASs

Tƣ vấn tài chính, kế toán, thuế

• Tƣ vấn về kế toán - tài chính: tƣ vấn kiểm kê thẩm định giá tài sản, tƣ vấn soạn thảo phƣơng án đầu tƣ, tƣ vấn quyết toán vốn đầu tƣ…

• Tƣ vấn quản trị doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp: tƣ vấn đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới, tƣ vấn tiến hành cổ phần hóa…

• Tƣ vấn thuế: lập kế hoạch thuế, tính toán và kê khai thuế phải nộp đối với cơ quan thuế, rà soát đánh giá việc vận hành các sắc lệnh, chính sách thuế ….

Đào tạo

• Đào tạo cho khách hàng nhằm bồi dƣỡng, cập nhật những kiến thức về thuế, kế toán các chế độ, quy định, chuẩn mực của Việt Nam, thông lệ quốc tế…

• Đào tạo về đầu tƣ xây dựng cơ bản với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và năng động

Tƣ vấn cổ phần hóa và giá trị doanh nghiệp

• Thẩm định giá trị tài sản

• Xác định giá trị doanh nghiệp

Công nghệ thông tin

• Hệ thống quản lý Bitrix24 và quản trị doanh nghiệp

• Ứng dụng Microsoft

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêng. Giữa các phòng ban có mối qua hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc theo hình 2.2 dƣới đây:

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

VĂN PHÒNG QUẢNG NINH

VĂN PHÒNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

BAN THƯ KÝ

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢNPHÒNG KIỂM TOÁN 2

PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC

PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG KIỂM TOÁN 1

PHÒNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN PHÒNG KIỂM TOÁN 1

PHÒNG KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG VÀ ĐÀO TẠO

PHÒNG KIỂM TOÁN 2 PHÒNG KIỂM TOÁN 3 PHÒNG DỊCH VỤ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI PHÒNG KIỂM TOÁN 5 PHÒNG KIỂM TOÁN 6 PHÒNG KIỂM TOÁN 7 VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Hình 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

Để duy trì chất lƣợng dịch vụ tốt nhất, hoạt động thành công và có hiệu quả mỗi phòng ban có vai trò đảm nhận những chức năng riêng và phân công cụ thể.

Xem phụ lục 6: Chi tiết chức năng và nhiệm vụ trong bộ máy quản lý tại AASC

2.1.4 Cơ cấu hoạt động

Quy mô đoàn kiểm toán sẽ thay đổi để đảm bảo khối lƣợng công việc và có thể hỗ trợ lẫn nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng phải đảm bảo có thành viên của Ban tổng Giám đốc, trƣởng phòng hoặc phó phòng phụ trách soát xét chất lƣợng, một trƣởng nhóm và các trợ lý kiểm toán làm việc tại công ty khách hàng.

Hình 2.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Mỗi thành viên trong đoàn kiểm toán đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.

Xem phụ lục 7: Chi tiết chức năng và nhiệm vụ trong cơ cấu hoạt động tại AASC

2.2 Thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC của AASC2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng

Thông tin chung về công ty ABC

Công ty ABC là công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng đƣợc thành lập theo Quyết định số 307 của Ủy ban nhân dân tỉnh X ngày 01/06/2006 do cổ phần hóa và chuyển đổi từ Công ty MVT ABC 100% vốn nhà nƣớc.

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 200011XXXX cấp vào năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh X và thay đổi lần thứ chín vào năm 2018.

Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng. (ba trăm tỷ đồng) Mã số thuế 5600 128 XXX

Hình thức kinh doanh:

- Xây dựng công trình dân dụng, cầu đƣờng, hạ tầng kỹ thuật. - Sản xuất và kinh doanh ống ly tâm.

- Sản xuất gạch không nung công hộp các loại. - Kinh doanh bất động sản;

- Khai thác chế biến đá xây dựng.

Cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính:

- Hình thức ghi sổ: kế toán nhật ký chung trên máy tính.

- Chính sách kế toán áp dụng: Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành Thông tƣ số 53/216/TT-BTC ngày 21/03/2016 và Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

- Cơ sở lập báo cáo tài chính: BCTC đƣợc lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc.

- Kỳ kế toán của doanh nghiệp kéo dài từ 1/1/2020 đến 31/12/2020. Chu kỳ hoạt động bình thƣờng của doanh nghiệp là 1 năm.

- Đơn vị tiền tệ hạch toán: VND (đồng Việt Nam).

Tìm hiểu về chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ

- TSCĐ đƣợc ghi nhận ban đầu theo giá gốc, trong quá trình sử dụng đƣợc ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

- Khấu hao theo phƣơng thức đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu hình của công ty phù hợp với thông tƣ 45/2013/TT-BTC:

2.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Một bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế giúp KTV AASC có thể dễ dàng trong việc tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị. Quá trình tìm hiểu sẽ đƣợc KTV kết hợp giữa xem xét hồ sơ các năm trƣớc và phỏng vấn các vấn đề hay các thay đổi liên quan tới KSNB của đơn vị. Đồng thời dựa vào mẫu câu hỏi mà KTV có thể soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính.

Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn với kế toán của đơn vị, KTV nhận thấy đơn vị có sự tách biệt giữa hai chức năng và quản lý và ghi sổ TSCĐ. Đơn vị có sự phê duyệt đầy đủ của ban lãnh đạo cụ thể giấy phê duyệt mua sắm TSCĐ trong trƣờng hợp mua mới, thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ. Đơn vị cũng phân loại TSCĐ đúng theo quy định hiện hành nhƣng thiếu quy chế đảm bảo tài sản khi không sử dụng nữa.

Nhận xét: Qua đánh giá, hệ thống KSNB đối với TSCĐ của Công ty Cổ phần ABC đƣợc thiết kế hiệu quả và thông tin xử lý đáng tin cậy nhƣng vẫn thiếu quy chế bảo quản tài sản khi không sử dụng.

Xem phụ lục 8: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB – 5.04.4.a

2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu

Theo quy định của công ty (4.04.1- Mức trọng yếu và lấy mẫu AASC) thì: - Rủi ro kiểm toán cao: mức trọng yếu thực hiện là từ 40% đến 55%.

- Rủi ro kiểm toán trung bình: mức trọng yếu thực hiện là từ 55% đến 75%. - Rủi ro kiểm toán thấp: mức trọng yếu thực hiện là 75% đến 80%.

Theo xét đoán của KTV thì công ty ABC là một công ty sản xuất đơn giản, do kiểm toán các năm trƣớc không có vấn đề trọng yếu phát sinh nhƣng KTV vẫn thận trọng và xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trên cơ sở đó, KTV xác định mức rủi ro kiểm toán là trung bình nên mức trọng yếu thực hiện là 75%.

KTV có thể lựa chọn lợi nhuận làm tiêu chí khi xác định mức trọng yếu vì tiêu chí này luôn đƣợc đông đảo cổ đông quan tâm.

Do đối với công ty ABC, lợi nhuận luôn đƣợc các cổ đông rất chú ý nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu khoản mục lợi nhuận trƣớc thuế tức 220.901.646.428 (đồng).

Xác định mức trọng yếu theo bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Xác định mức trọng yếu Loại mức

trọng yếu Tỷ lệ Chỉ tiêu Số tiền Kết quả mứctrọng yếu

Mức trọng yếu

tổng thể 5% Lợi nhuậntrƣớc thuế 220.901.646.428 11.045.082.321 Mức trọng yếu

thực hiện 75% Mức trọng yếutổng thể 11.045.082.321 8.283.811.741 Ngƣỡng sai sót

có thể bỏ qua 4% Mức trọng yếuthực hiện 8.283.811.741 331.352.470

Nguồn: Trích từ giấy tờ làm việc kiểm toán tại Công ty ABC

Nhận xét: Ngƣỡng sai sót có thể chấp nhận cho khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao là 331.352.470 (đồng)

2.2.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cho giai đoạn thực hiện kiểm toán thông qua hiểu biết về doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và mức trọng yếu. Giai đoạn này do trƣởng nhóm thực hiện.

Sau khi giám đốc công ty quyết định có thể tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng, công ty sẽ gửi mail chính thức cho khách hàng về danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp đối với khoản mục TSCĐ nói riêng và những sổ sách,

chứng từ, số liệu mà KTV cần để thực hiện công việc kiểm toán BCTC (theo 7.02- Danh mục tài liệu đề nghị cung cấp).

Xem phụ lục 9: Danh mục các tài liệu cần khách hàng cung cấp (7.02).

2.2.2 Thực hiện kiểm toán

Sau khi thu thập thông tin và thực hiện đánh giá ban đầu về khách hàng, tiếp theo KTV sẽ thực hiện kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao cho công ty ABC. Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ, đã đƣợc AASC kiểm toán trong nhiều năm liền nên KTV đã hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị. Vì thế KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành song song với thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao.

2.2.2.1 Thủ tục phân tích.(1) Lập bảng tổng hợp số liệu (1) Lập bảng tổng hợp số liệu

Bƣớc đầu tiên, KTV cần đảm bảo số liệu số liệu BCĐPS bằng số liệu trên BCĐKT năm nay của đơn vị. KTV sẽ lập bảng tổng hợp số liệu TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV cần kiểm tra lại các số liệu doanh nghiệp cung cấp là khớp với số dƣ đầu năm của BCĐPS, sổ chi tiết, BCĐKT. Sau đó KTV sẽ lập bảng phân tích. - Số đầu kỳ (Pre-audit) KTV sẽ lấy ở BCĐKT năm trƣớc tức là năm 2019 đã đƣợc

kiểm toán.

- Số chƣa kiểm toán năm nay sẽ lấy ở BCĐKT đối chiếu Sổ chi tiết TSCĐ và BCĐPS. Sau đó KTV sẽ tìm ra chênh lệch và điều chỉnh trên cột điều chỉnh (Adjustment).

- Số đã kiểm toán (Audited) = Số chƣa kiểm toán năm nay + Điều chỉnh.

Kết

luận: Số dƣ đầu kỳ đơn vị cung cấp trùng khớp với số dƣ năm ngoái và BCĐPS, nhật ký chung và BCĐKT nên không cần làm bút toán điều chỉnh.

(2) Thu thập sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, xác định biến động của TSCĐ trong kỳ

Mục tiêu: Xác định biến động của TSCĐ trong kỳ, mô tả một cách tổng quát dòng luân chuyển của TSCĐ và tiến hành phân tích chi tiết.

Công việc thực hiện:

Đối với nguyên giá:

- Số dƣ đầu kỳ của các tài khoản chi tiết sẽ đƣợc lấy trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019.

- Giá trị chuyển từ XDCBDD (241) hay tăng thêm trong kỳ do chuyển từ 153 hay mua mới sẽ đƣợc lọc từ NKC. Tƣơng tự với TSCĐ bị thanh lý.

- Số dƣ cuối kỳ: Lấy số đầu kỳ trừ tăng giảm trong kỳ, đối chiếu số liệu với BCĐPS

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty tnhh hãng kiểm toán aasc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w