6. Bố cục của luận án
1.3.2. Nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam
Rừng ngập mặn được trồng phục hồi nhờ vào các chính sách của Chính phủ
Việt Nam, từ năm 1997 – 2005 đã có 24.201 ha RNM được trồng phục hồi khép tán/thành công nhờ tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ (Lê Xuân Tuấn và cộng sự, 2008) [19]. Ngoài ra, ở nhiều nơi, RNM đã và đang được trồng như một cách để bảo vệ bờ biển và đê biển khỏi những tác động của sóng.
Những nghiên cứu về kỹ thuật, phương thức trồng rừng là cơ sở khoa học giúp cho công tác phục hồi rừng đạt hiệu quả cao nhất. Phan Nguyên Hồng và cộng sự
27
Minh đã áp dụng cả 3 phương pháp trồng rừng, đó là: (i) Trồng trực tiếp: Cắm trực tiếp trụ mầm sâu 1/3 trái (4 – 6 cm) xuống nền bùn, kỹ thuật này rất đơn giản và giá thành rẻ nhưng tỷ lệ sống rất thấp nếu không áp dụng đúng kỹ thuật; (ii) Trồng gián
tiếp: Cây con được ươm trong bầu nilon kích thước 15 x 20 cm, nuôi dưỡng trong
vườn ươm từ 3 - 5 tháng, khi cây có 2 - 3 cặp lá thì đem trồng; (iii) Trồng bằng cây con mọc tự nhiên trong rừng: Cây con được bứng từ rừng bằng cách đào xung quanh
gốc. ĐỗXuân Phương (2006) [13] khi nghiên cứu công tác trồng rừng tại Sóc Trăng
cho rằng ở những vùng đất cao, ít ngập triều, đất trở nên rắn chắc, độ mặn rất cao, nếu sử dụng biện pháp trồng rừng theo phương thức thông thường sẽ không mang lại kết quả, do đó cần được áp dụng kỹ thuật cải tiến bao gồm: trồng Đước đôi xen
với cây trồng khác, trồng trong vuông tôm, trồng ngoài vuông tôm, trồng có đào
rãnh, trồng trực tiếp xuống nền đất rừng,...
Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Cao và cộng sự (2006) [3] cho thấy: Trồng rừng ở khu vực này đã gặp nhiều khó khăn như: sóng to làm trốc gốc cây và gây ra xói lở nền đất, phù sa từ các sông bồi nhanh làm lấp kín rễ thở, con Hà bám làm ngã
đổ gây chết cây và độ mặn thay đổi theo mùa trong năm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống,... Sau khi trồng 2 tháng tỷ lệ cây sống rất thấp (< 30%), sau 3 tháng các ô thí nghiệm bị
sóng to tàn phá hoàn toàn. Việc chọn địa điểm trồng, sử dụng sọt tre, sử dụng cọc
đỡ,... đều không đạt kết quả; phòng chống Hà bằng sơn chống Hà và phun dấm (acid acetic) chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, không hiệu quả cho trồng rừng. Ở những
nơi có môi trường chuyển tiếp giữa đất liền và biển, do phải đương đầu với nhiều yếu tố bất lợi về sinh thái, nên việc phục hồi RNM trên các lập địa gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi cần phải có những kỹ thuật tương đối tỉ mỉ, (Đoàn Đình Tam, 2012) [15].
Lê Xuân Tuấn và cộng sự (2008) [22], Veettil và cộng sự (2019) [113], cho rằng: việc phát triển nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát đã dẫn đến thiệt hại kép về
diện tích RNM ở Việt Nam. Để khắc phục những thiệt hại được ghi nhận ở phạm vi
RNM, đã có nhiều chương trình phục hồi được thực hiện với nhiều mức độ thành công; Trong sốđó có một sốchương trình bị thất bại do nguyên nhân: thiếu những sự hiểu biết vềmôi trường trầm tích, điều kiện thủy văn, chọn loài cây trồng không
28
phù hợp với điều kiện lập địa, kỹ thuật chọn giống còn kém, công tác bảo vệ cây sau khi trồng còn chưa được quan tâm.
Theo Phạm Minh Cương (2014) [4]: cần đặc biệt quan tâm đến tuổi của cây
con khi đem trồng rừng và mật độ trồng trong công tác trồng rừng. Ngoài ra, trước khi trồng rừng cần phải cải tạo thể nền, đối với các khu vực bãi bồi có độ cao từ 0,0
m đến -0,5 m, tỷ lệ cát > 76,5 % thì cần phải cải tạo thể nền và khi trồng rừng cần kết hợp các biện pháp như cắm cọc buộc giữ cây, làm hàng rào giảm sóng trong để
bảo vệ cây con trong giai đoạn đầu. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đã có nhiều thất bại xảy ra trong công tác phục hồi RNM khi mà các cây con trồng đã bị mất hoàn
toàn do không được bảo vệ khỏi tác động của sóng và sự di chuyển phù sa theo mùa,
đã xây dựng 2 hàng rào Tràm (Melaleuca cajuputi) với tác dụng chắn sóng và chắn
bùn, sau 3 năm bùn giữ lại từ 45 - 47 cm và đã có nhiều thay đổi tích cực về phục hồi rừng nơi đây. Tỷ lệ sống và tốc độsinh trưởng của Mắm trắng và Đước đôi cao hơn
nhiều so với lúc chưa có hàng rào chắn. Quan sát thấy CTS Mắm trắng sinh sống phía trong khu vực có hàng rào, sau 1,5 năm xây dựng hàng rào mật độ cây con tái sinh
thay đổi từ2.300 cây/ha đến 7.100 cây/ha sau 3 năm, mức độ đa dạng các loài sinh
vật đáy cũng được phục hồi gần bằng so với các khu vực rừng tự nhiên tại địa
phương Van Cuong và cộng sự (2015) [43]. Có thể thấy rằng, sự thành công của những dự án phục hồi RNM ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng những kiến thức sinh thái học trong việc mô tả các điều kiện vật lý mà RNM phát triển (Marchand, 2015) [74].
Nhìn chung ở Việt Nam, việc phục hồi RNM đã được Chính phủcũng như các
tổ chức phi Chính phủđặc biệt chú ý và quan tâm, các chương trình phục hồi RNM
đã được diễn ra với quy mô lớn và toàn diện vào những năm cuối thế kỷ20 và đầu thế kỉ 21. Đã có nhiều nghiên cứu về phục hồi RNM tuy nhiên công tác phục hồi RNM ở Việt Nam có tỷ lệ thành công còn chưa cao do những tập trung chủ yếu về các phương thức, kỹ thuật trồng rừng mà chưa quan tâm đến những mối tương tác
giữa các loài CNM với môi trường vật lý cũng như môi trường sinh vật. Vì vậy, để
có những thành quả tốt thì việc phục hồi rừng cần phải nghiên cứu thêm về các giải pháp phục hồi sinh thái kết hợp với tái sinh tự nhiên.
29