Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 56 - 59)

6. Bố cục của luận án

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm Excel, SPSS 20.0 và RStudio Team, 2019 để xử lý và phân tích số liệu.

2.2.3.1. Tính toán các đặc trưng mẫu và tỷ lệ thiết lập theo từng trạng thái của từng công thức thí nghiệm

Các chỉ tiêu định tính của trụ mầm/quả trước khi thí nghiệm và CTS tại thời

điểm kết thúc thí nghiệm được tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản và so sánh

cặp đôi của từng trụ mầm/quả trước và sau khi thí nghiệm bằng kiểm tra T-

46

Tất cả các phép tính toán mô tả, phân tích và xây dựng ma trận tương quan đa biến giữa các chỉ tiêu đo đếm trước và sau khi thí nghiệm của trụ mầm/quả, tương

quan đa biến giữa các chỉ số cân, đo của trụ mầm/quảtrước thí nghiệm với số lượng

rễ của CTS. Mô hình tuyến tính đều được thực hiện bằng phần mềm R và Rstudio

(R Development Core Team; RStudio Team) [80, 81]. Trong đó, các phân tích ma trận tương quan đa biến được thực hiện bằng hàm pairs.panels trong gói psych

(Revelle, 2018) [86].

2.2.3.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng tới phân bố của các loài cây ngập mặn trong

tự nhiên

Để xác định mối liên hệ giữa đặc điểm môi trường và độ phong phú (abundance) của các loài Trang, Mắm biển và Đước vòi trong tự nhiên, phương pháp tiếp cận “góc thứ tư” (Fourth corner) (Galzin và cộng sự, 1997) [68] và

hàm manyglm trong package mvabund (Yi Wang và cộng sự, 2018) [114] đã

được sử dụng để kiểm định nhân tố môi trường ảnh hưởng tới độ phong phú của

các loài này.

2.2.3.3. So sánh sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm

Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố độ mặn, chế độ sóng và chế độ

phơi bãi tới sự thiết lập của CTS trên bãi triều. Do số lượng trụ mầm/quả tại các

CTTN là không đồng đều và không có phân bố đều đặc biệt là dữ liệu sau khi kết thúc thí nghiệm nên phương pháp kiểm tra phi tham số, so sánh nhiều công thức

Kruskal - Wallis đã được áp dụng.

2.2.3.4. Tính toán và so sánh tỷ lệ thiết lập thành công của các trụ mầm/quả

Tỷ lệ thiết lập tái sinh thành công của trụ mầm/quả của từng CTTN được tính

như sau:

47

Trong đó: Pr: Tỷ lệ % số trụ mầm/quảra rễ; Ptc1: Tỷ lệ % số trụ mầm/quả ra

rễ; Ptc2: Tỷ lệ % số trụ mầm/quảra rễ và ra lá).

Các tiêu chuẩn so sánh về chất lượng như tỷ lệ nảy mầm được kiểm định bằng

kiểm định xác xuất2.

2.2.3.5. Xác định nhân tố ảnh hưởng tới sự thiết lập tái sinh của một số loài cây ngập mặn chủ yếu

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai đa nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự thiết lập tái sinh của 3 loài CNM chủ yếu là Mắm biển,

Trang, Đước vòi. Các yếu tố đưa vào phân tích ảnh hưởng bao gồm độ mặn, chế

độ sóng, chế độ phơi bãi và các tổ hợp của các yếu tố này. Chỉ tiêu được sử dụng

để phân tích phương sai bao gồm: Thời gian trụ mầm/quảchìm xuống nước và ra

rễ; Thời gian trụ mầm chìm xuống nước, ra rễ và có 2 lá; Số rễ trung bình, Chiều

dài rễ trung bình.

Tiêu chuẩn Bonferroni và Duncan được sử dụng để xác định giá trị sai khác đối với các yếu tố thí nghiệm có Sig(a) < 0,05.

Mô hình tuyến tính hỗn hợp tổng quát (Generalized Linear Mixed - effects

Model) đã được lựa chọn để xây dựng mô hình dự đoán cho từng loài, trong đó

phân bố nhị thức âm (negative binomial) đã được sử dụng cho các biến phụ thuộc

dạng số đếm như số ngày để đảm bảo tái sinh thành công, số lượng rễ. Mô hình

tuyến tínhsử dụng phân bố đã được sử dụng cho các biến phụ thuộc là biến liên tục

như khối lượng trụ mầm/quả, chiều dài rễ của từng trụ mầm/quả.

Mô hình tuyến tính hỗn hợp tổng quát được lựa chọn do dạng mô hình này có tính ưu việt so với mô hình tuyến tính đơn biến đó là với dạng mô hình đa

biến thì mô hình tuyến tính hỗn hợp tổng quát không cần tuân thủ chặt chẽ các

các điều kiện để thực hiện mô hình tuyến tính như biến phụ thuộc phải là biến

liên tục, sai dị phải có phân bố chuẩn với phương sai không đổi (Bolker và cộng

sự, 2009; McCulloch và cộng sự) [34, 77].

Tất cả các phép tính toán mô tả, phân tích và xây dựng mô hình tuyến tính

đều được thực hiện bằng phần mềm R và Rstudio (R Development Core Team;

48

RStudio Team) [80, 81]. Trong đó, các phép tính mô tả thống kê được thực hiện bằng hàm describeBy trong gói psych (Revelle, 2018) [85]; Kiểm tra Kruskal -

Wallis đã được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của các biến đầu vào và đầu

ra giữa các CTTN bằng hàm kruskal với alpha =0.05 và kiểm định hậu nghiệm

bonferroni trong gói agricolae (de Mendiburu) [46]; hàm glmer.nb (đối với phân

phối nhị thức âm – biến số đếm) và glmer (đối với phân phối gaussian – biến liên

tục trong gói lme4 (Bates và cộng sự 2015, 2018.; Bolker và cộng sự, 2009.) [30,31,40] đã được sử dụng để xây dựng mô hình tuyến tính đa biến hỗn hợp tổng

quát.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 56 - 59)