Sự thay đổi kích thước và khối lượng trụ mầm/quả ở3 loài cây ngập mặn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 98 - 104)

6. Bố cục của luận án

3.3.1. Sự thay đổi kích thước và khối lượng trụ mầm/quả ở3 loài cây ngập mặn

Kết quả đo đếm kích thước và khối lượng của trụ mầm/quả được thể hiện qua

Bảng 3.15:

Bảng 3.15. Tổng hợp các chỉ tiêu vềkích thước và khối lượng trụ mầm/quả của 3 loài CNM

Chỉ tiêu Trước Mắm biển (Am) Trang (Ko) Đước vòi (Rs)

TN Sau TN Trước

TN Sau TN Trước TN Sau TN

Số trụ mầm/quả của mỗi loài 1008 1008 504 504 756 756 Khối lượng trụ mầm/quả (SD) (g) 3,74 (0,88) 3,31 (0,83) 13,86 (2,73) 13,75 (2,44) 33,23 (11,46) 34,05 (10,53) p = 0,00 p = 0,01 p = 0,00 Đường kính trụ 23,59 23,12 12,09 11,55 14,88 14,31

88 mầm ở vị trí lớn nhất (SD) (mm) (2,37) (2,81) (0,99) (1,02) (4,23) (1,83) p = 0,00 p = 0,00 p = 0,00 Đường kính trụ mầm ở vị trí nhỏ nhất (SD) (mm) 5,89 (0,55) 5,85 (0,56) 8,55 (1,01) 8,46 (1,27) p = 0,03 p = 0,00 Chiều dài trụ mầm (SD) (cm) 23,39 (2,68) 23,97 (2,61) 30,12 (3,97) 30,29 (4,17) p = 0,00 p = 0,01

- Kích thước, khối lượng của trụ mầm/quả3 loài trước khi thí nghiệm

+ Khối lượng trụ mầm/quả: Mỗi loài, trụ mầm khi chín có kích thước và khối

lượng khác nhau, quảcủa Mắm biển khi chín có khối lượng 3,74 ±0,88 (g), trụ mầm

Trang có khối lượng cao hơnquả củaloài Mắm biển, trung bình 13,86 ±2,73 (g), trụ

mầm Đước vòi có khối lượng cao nhất trong 3 loài, trung bình đạt 33,23 ±11,46 (g).

+ Kích thước trụ mầm, trụ mầm Trang và Đước vòi có hình dạng tương tự nhau, hình dạng thuôn phần bụng hơi phình to trông như điếu xì gà, song Đước vòi có kích thước lớn hơn so với trụ mầm Trang, Đước vòi với chiều dài trụ mầm là

(30,12 ± 3,97 cm), đường kính lớn nhất (14,88 ± 4,23 mm) và đường kính nhỏ nhất

(8,55 ± 1,01 mm), trong khi đó trụ mầm Trang có chiều dài trung bình 23,39 ± 2,68

cm, đường kính lớn nhất (12,09 ± 0,99 mm) và đường kính nhỏ nhất (5,89 ± 0,55

mm). Trong 3 loài CNM nghiên cứu, Mắm biển là loài có khối lượng quảnhỏ nhất, cao hơn là loài Trang và Đước vòi có khối lượng và kích thước trụ mầm lớn nhất so với Mắm biển và Trang.

+ Phân tích tương quan giữa các đại lượng đo đếm của trụ mầm/quả: Để kiểm tra mối quan hệ giữa các đại lượng (biến) quan sát và xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng này, trong trường hợp mức độ liên hệ này đủ lớn thì việc ứng dụng mối quan hệ có ý nghĩa. Kết quả phân tích mối tương quan của các biến đo đếm

kích thước và khốilượng của trụ mầm/quảtrong từng loài như sau:

89

Ghi chú: W.p.g (Khối lượng của quả: g; Di.ver.mm: đường kính dọc của quả: mm; Di.Hor.mm: đường kính ngang của quả: mm)

Hình 3.17. Mô hình tương quan giữa khối lượng và kích thước của quả Mắm biển

Hình 3.17 cho thấy: một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên

biểu đồ tần suất của từng biến là khối lượng quả, đường kính dọc và đường kính

ngang của quả Mắm biển. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với

dạng đồ thị của phân phối chuẩn, hay nói cách khác là các biến khối lượng quả,

đường kínhcủa quảMắm biển trước khi đưa vào thí nghiệm có phân phối chuẩn.

Ba đại lượng quan sát có tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính, trong đó

khối lượng của quả(W.i.p.g) có mối tương quan chặt với đường kính dọcvà đường

kính ngang của quả (Hệ số tương quan tương quan là 0,89 và 0,77), trong khi đó

giữa đường kính ngang và đường kính dọc của quả Mắm biển tồn tại mối tương

quan tương đối chặt với hệ số tương quan thấp hơn (đạt 0,65).

Có thể thấy rằng kết quả về mối quan hệ giữa 3 đại lượng quan sát trên có ý nghĩa cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc cần phải xác định kích

90

gieo ươm, thí nghiệm sinh thái,...; Khi đó chỉ cần xem xét xác định khối lượng của

quảmà không cần đo đếm dướng kính ngang và đường kính dọccủa quảMắm biển.

* Loài Trang

Ghi chú: W.i.fresh.p.g (Khối lượng của trụ mầm: g; Di.max.mm: đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ mầm: mm; Di.min.mm: đường kính tại vị trí nhỏ nhất của

trụ mầm: mm; Li.p.cm: chiều dài trụ mầm: cm)

Hình 3.18. Mô hình tương quan giữa khối lượng và kích thước của trụ mầm Trang

Hình 3.18 cho thấy: một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần suất của từng biến là khối lượng trụ mầm, đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ mầm, đường kính tại vị trí nhỏ nhất của trụ mầm và chiều dài trụ mầm Trang. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn, hay nói cách khác là các biến khối lượng trụ mầm, chiều dọc của trụ mầm và chiều ngang của trụ mầm Trang trước khi đưa vào thí nghiệm có phân phối chuẩn.

Bốn đại lượng quan sát có tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính, trong

đó khốilượng của trụ mầm (W.i.fresh.p.g) và đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ

mầm Trang có mối tương quan chặt và có hệ số tương quan cao nhất (0,74); trong khi đó hệ số tương quan giảm chỉ tồn tại tương quan tương đối chặt giữa trọng

91

lượng của trụ mầm với các đại lượng quan sát như đường kính tại vị trí nhỏ nhất của trụ mầm (hệ số tương quan 0,65), chiều dài của trụ mầm (hệ số tương quan 0,59), mối tương quan tương tự giữa đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ mầm và đường kính tại vị trí nhỏ nhất của trụ mầm Trang (hệ số tương quan 0,64); tương

quan yếu (gầnnhư không có sự tương quan) giữa đường kính trụ mầm tại vị trí lớn

nhất, vị trí nhỏ nhất với chiều dài của trụ mầm Trang với hệ số tương quan lần lượt là 0,07 và 0,04.

Có thể ứng dụng mối quan hệ giữa 4 đại lượng quan sát trên cho những lần nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc cần phải xác định kích thước và khối lượng của trụ mầm Trang như: công tác chọn giống, chọn trụ mầm trong gieo ươm, thí nghiệm sinh thái,...; Khi đó chỉ cần xem xét xác định khối lượng của trụ mầm mà không cần đo đếm chiều dài, đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất của trụ mầm Trang.

* Loài Đước vòi

Ghi chú: W.i.fresh.p.g (Khối lượng của trụ mầm: g; Di.max.mm: đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ mầm: mm; Di.min.mm: đường kính tại vị trí nhỏ nhất của

trụ mầm: mm; Li.p.cm: chiều dài trụ mầm: cm)

Hình 3.19. Mô hình tương quan giữa khối lượng và kích thước của trụ mầm Đước vòi

92

Hình 3.19 cho thấy: cũng tương tự loài Trang, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần suất của từng biến là khối lượng trụ mầm, đường kính tại vị trí lớn nhất của trụ mầm, đường kính tại vị trí nhỏ nhất của trụ mầm và chiều dài trụ mầm Đước vòi. Các biến khối lượng trụ mầm, chiều dọc của trụ mầm và chiều ngang của trụ mầm Đước vòi trước khi đưa vào thí nghiệm có phân phối chuẩn.

Các đại lượng quan sát có tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính, trong đó

tồn tại mối tương quan chặt giữa trọng lượng của trụ mầm (W.i.fresh.p.g) với đường kính tại vị trí nhỏ nhất của trụ mầm Đước vòi có hệ số tương quan cao nhất (0,85),

với đường kínhcủa trụ mầm ở vị trí lớn nhất (0,83), hệ số tương quan này giảm hơn

với chiều dài của trụ mầm (0,67); tương tự có tồn tại mối tương quan chặt giữa đường kính ở vị trí lớn nhất của trụ mầm và đường kính ở vị trí nhỏ nhất của trụ mầm (hệ số tương quan 0,76); tồn tại mối tương quan vừa phải giữa đường kính tại vị trí lớn nhất, vị trí nhỏ nhất với chiều dài của trụ mầm Đước vòi (hệ số tương quan

0,25 và 0,48).

Kết quả mối tương quan tồn tại giữa các đại lượng quan sát trên sẽ được ứng dụng cho những lần nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc cần phải xác định kích thước và khối lượng của trụ mầm Đước vòi như: công tác chọn giống, chọn trụ mầm trong gieo ươm, thí nghiệm sinh thái,...; Khi đó chỉ cần xem xét xác định khối lượng của trụ mầm mà không cần đo đếm chiều dài, đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất của trụ mầm Đước vòi.

- Kích thước, khối lượng của trụ mầm/quả3 loài sau khi thí nghiệm

Kết quả kiểm định t theo cặp (Trước – Sau) đối với tất cả các chỉ tiêu kích

thước và khối lượng của trụ mầm/quả đối với cả ba loài thí nghiệm sau khi thí nghiệm đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Phụ lục 11).

Nhìn chung, trụ mầm/quả của các loài CNM khác nhau về khối lượng và kích thước, trong số 3 loài CNM nghiên cứu thì Đước vòi có kích thước lớn, dài hơn

93

còn lại, tiếp đến là loài Trang (trụ mầm dài 23,99±2,68 g, nặng 13,86±2,73 g) và

Mắm biển có khối lượng quả (3,74±0,88 g) thấp nhất trong 3 loài. Nghiên cứu về

kích thước trụ mầm/quảmột số loài CNM tại Úc của Clarke và cộng sự (2001) [41]

cho thấy quả Mắm biển với khối lượng trung bình 5,16±0,14 g, trụ mầm Đước vòi có khối lượng trung bình 35,37±1,09 g, trụ mầm dài 23 cm, so sánh kết quả này cho thấy cùng một loài nếu phân bố ở những khu vực địa lý khác nhau thì kích thước của trụ mầm là không như nhau, do vậy khi dựa trên kích thước, khối lượng để chọn lọc trụ mầm CNM cho việc xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc tạo cây con thì sẽ khác

nhau theo vùng địa lý.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)