6. Bố cục của luận án
3.3.3. Sự thiết lập tái sinh của 3 loài cây ngập mặn
Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của CNM, ở giai đoạn đầu tiên
thì sự thiết lập sớm của cây trong trên bãi triều là rất quan trọng. Sự thiết lập này chỉ xảy ra khi trụ mầm/quả được tiếp xúc trực tiếp với thể nền và bắt đầu sự tăng trưởng về rễ, lá và thân.
111
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, để đánh giá sự thiết lập tái sinh thành
công của cây con trong giai đoạn đầu thì các chỉ số về sinh trưởng rễ, lá là quan
trọng nhất. Do vậy, từ kết quả theo dõi về sự ra rễ, ra lá của 3 loài CNM riêng loài
Đước vòi chưa ra lá, luận án đưa ra 2 giả thiết để đánh giá sự thiết lập tái sinh của
CNM.
- Giả thiết 01: Sự thiết lập tái sinh thành công: cây tái sinh đã ra rễ và có ít nhất 2 lá.
Kiểm tra sự khác biệt về số ngày cây con thiết lập tái sinh thành công theo
giả thiết 01 ở từng loài (CTS đã ra rễ và ra ít nhất 2 lá) giữa các CTTN bằng tiêu
chuẩn Kruskal – Wallis cho thấy: Chỉ số p < 0,05, số ngày cây Mắm biển, Trang
thiết lập tái sinh thành công có sự khác biệt giữa các CTTN.
Đước vòi chỉ có 1 trụ mầm thiết lập tái sinh thành công: ở công thức chế độ
không sóng, độ mặn đạt 30 ‰ và WoO.5. Trong khi đó, loài Mắm biển thiết lập tái sinh thành công sớm hơn có ý nghĩa thống kê so với loài Trang tại tất cả các CTTN từ 4 - 5 ngày (Hình 3.24a, 3.24b).
Các CTTN không sóng đều có ngày thiết lập thấp hơn đối với tất cả hai loài và
tại các công thức độ mặn 10 ‰ và 15 ‰, ở độ mặn 20 ‰số ngày thiết lập của các
công thức không sóng và có sóng là bằng nhau. Với những CTTN ở độ mặn 30‰ thì ở chế độ sóng (có sóng) có số ngày thiết lập tái sinh nhỏ hơn 2 ngày đối với loài Mắm biển và 1 ngày đối với Trang.
Ở các CTTN có chế độ phơi bãi (WoO.2), tại công thức không sóng và độ mặn
10 ‰, 15 ‰ có ngày thiết lâ ̣p tái sinh thấp nhất cho Mắm biển trong khi ở chế độ
phơi bãi (WoO.0), độ mặn 30 ‰và có sóng cũng có ngày thiết lập ngắn nhất đều là
7 ngày nhưng số lượng trụ mầm thiết lập thành công tăng chậm hơn so với hai
CTTN trên. Các CTTN về chế độ phơi bãi (WoO) thể hiện không rõ rệt về ngày
thiết lập tái sinh thành công tới loài Trang. Nghiên cứu về chế độ phơi bãi thể hiện qua biên độ triều ảnh hưởng đến sự thiết lập tái sinh, tác giả Delgado và cộng sự
(2001) [48] cho thấy 2 chi Avicennia và Laguncularia đều thiết lập thành công vùng hạ triều, tuy nhiên trong môi trường nước ngập thường xuyên, khảnăng nổi của trụ
112
mầm/quả, sự phân tán và chuyển động của nước ảnh hưởng đến sự thiết lập quả
Avicennia.
Hình 3.24a. Sự thiết lập tái sinh của CNM ở các CTTN (Không sóng) (Giả thiết 01)
Hình 3.24b. Sự thiết lập tái sinh của CNM ở các CTTN (Có sóng) (Giả thiết 01)
- Giả thiết 02: Sự thiết lập tái sinh thành công: cây tái sinh đã ra rễ
Kiểm tra sự khác biệt về số ngày cây thiết lập tái sinh thành công theo giả thiết
113
cho thấy: Chỉ số p < 0,05, số ngày cây Mắm biển, Trang, Đước vòi thiết lập tái sinh
thành công có sự khác biệt giữa các CTTN.
Hình 3.25a. Sự thiết lập tái sinh của CNM ở các CTTN (Không sóng) (Giả thiết 02)
Hình 3.25b. Sự thiết lập tái sinh của CNM ở các CTTN (Có sóng) (Giả thiết 02)
Qua Hình 3.25a,3.25b cho thấy loài Mắm biển thiết lập tái sinh thành công
sớm nhất (ra rễ sớm nhất) so với loài Trang và Đước vòi tại tất cả các CTTN từ 9 -
114
rễ của Mắm biển cũng là sớm nhất (ngày thứ 2) so với Trang và Đước vòi (từ ngày
thứ 6 - 8 trở đi). Loài Mắm biển tỷ lệ các CTS ra rễ đạt 100% sau thời gian 3 ngày, trong khi loài Trang và Đước vòi thì chậm hơn.
Ở cả 4 độ mặn thì loài Mắm biển đều bắt đầu ra rễ sớm hơn và đạt tỷ lệ ra rễ
100 % nhanh nhất so với 2 loài còn lại. Ở độ mặn thấp là 10 ‰ loài Trang có xu hướng ra rễ sớm hơn ở tất cả các CTTN so với loài Đước vòi, trong khi đó ở độ
mặn cao 30‰ thì ngược lại. Điều này phản ánh đặc điểm thích nghi với độ mặn của
Trang và Đước vòi trong giai đoạn CTS.
Quá trình thiết lập tái sinh và giai đoạn phát triển ban đầu là những giai đoạn
quan trọng trong vòng đời của CNM, độ mặn là yếu tố gây căng thẳng và kiểm soát sự thiết lập tái sinh, sự sống còn của loài cây này, trong điều kiện môi trường độ mặn thuận lợi thì chế độ phơi bãi trở thành nhân tố giới hạn. Một số nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành cây con ngập mặn bao gồm: chế độ thủy
triều (Rabinowitz, 1978) [83], đặc điểm của đất, nguồn gốc của trụ mầm (Abouda và
cộng sự, 2001) [21], sự phát tán (Minchinton, 2006) và sinh vật ăn cây mầm (Robertson và cộng sự, 1990; Minchinton & Dalby-Ball, 2001; Sousa và cộng sự,
2003) (dẫn theo Kairo và cộng sự, 2008) [65].
Nghiên cứu quá trình phát tán, trụ mầm CNM có thể chủđộng điều chỉnh khối
lượng riêng và sự bắt đầu của quá trình ra rễ, khối lượng riêng của trụ mầm tỷ lệ
nghịch với khảnăng nổi của nó và vị trí so với độ cao bề mặt. Sự khác biệt về khối
lượng riêng của trụ mầm đã chứng minh các kiểu phân bố của các loài trên khắp vùng triều và cửa sông (Wang và cộng sự, 2019) [115]. Điều này lại trái ngược với kết quả nghiên cứu trong đề tài, khối lượng riêng của trụ mầm Mắm biển thấp nhất (3,74±0,88 g) (Bảng 3.15) song lại chìm và ra rễ nhanh nhất so với 2 loài còn lại là
Trang và Đước vòi. Nên sự phát tán, thiết lập tái sinh CNM chịu tác động của nhiều nhân tố khác như độ mặn, chế độ phơi bãi,... Nghiên cứu của Rabinowitz và Deborah (1978) [83], tác giả cho rằng các loài cây được tìm thấy ở rìa rừng, phía
đất liền của RNM có trụ mầm nhỏ hơn, cần khoảng thời gian không bị ngập triều là
115
sâu và lầy hơn thường có trụ mầm lớn hơn và cần khoảng thời gian lâu hơn để thiết lập thành công. Cũng nghiên cứu về loài Mắm biển, tác giả Clarke và Myerscough (1991) [39] cho rằng nhân tố độ mặn ảnh hưởng tới khả năng thiết lập tái sinh tự
nhiên của loài này, ở môi trường nước lợ trụ mầm rụng nhanh hơn và chìm sớm
hơn. Clarke (1993) [40] đã đưa ra nhận định rằng quả của Mắm biển sau khi chín rụng thì chỉ trong vòng một tuần nếu trụ mầm không neo đậu được trên thể nền sẽ
gặp phải nhiều điều kiện bất lợi và rất khó để tiếp tục phát triển. Sousa và cộng sự
(2007) [100] đã thí nghiệm định lượng các kiểu phát tán và thiết lập tái sinh của ba
loài ưu thế: Mắm đen, Cóc vàng và Đước đỏ tại Punta Galeta trên bờ biển Caribe của Panama, cả ba loài đều phát triển tốt nhất ở vùng hạ triều, nơi chúng tiếp xúc lâu dài với bề mặt đất khi thủy triều xuống và phát triển kém hơn ởlưu vực thượng triều, nơi nước đọng gây khó khăn cho việc ra rễ. Thủy triều và độ mặn nước là nhân tố quyết định chính đến sự phân bố của các loài RNM trên toàn vùng triều tại miền Bắc Australia, Crase và cộng sự (2013) [42]. Trong một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của độ mặn đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh lý giai đoạn cây con của ba loài CNM tiết muối gồm Mắm biển, Sú và Ô rô (Ye và cộng sự, 2005) [118]
đã chỉ ra tỷ lệ thiết lập tái sinh cuối cùng củaMắm biển là 100 % ở tất cả các công
thức độ mặn, trong khi độ mặn trên 25‰làm giảm đáng kể giá trị của loài Sú (tỷ lệ
thiết lập tái sinh đạt 28 %) và Ô rô (Acanthus ilicifolius) (đạt 38 %). Tất cả các
thông số chỉ ra rằng khả năng chịu mặn của ba loài RNM tiết muối theo thứ tự giảm
dần làMắm biển > Sú > Ô rô.
Nhìn chung, trong 3 loài nghiên cứuở môi trường độ mặn, chế độ phơi bãi, chế
độ sóng thì loài Mắm biển có môi trường phân bố rộng hơn so với loài có phạm vi
phân bố hẹp hơn là Trang và Đước vòi, có thể nói Trang là loài nhạy cảm hơn với độ
mặn cao so với Mắm biển và Đước vòi. Thí nghiệm chỉ thiết kế theo dõi sinh trưởng
trong giai đoạn cây non nên chưa thể kết luận loài Mắm biển, Đước vòi có thể sống
sót đến tuổi trưởng thành hay sinh sản trong điều kiện độ mặn cao hay không. Phát
hiện của luận án phù hợp với đề xuất rằng các loài RNM phân bố rộng rãi có khả
116
thích nghi về mặt tiến hóa là rất không ổn định và không thể đoán trước được. Môi trường là những sàng lọc quan trọng nhất mà sinh vật cần phải vượt qua trong giai đoạn thiết lập tái sinh và các giai đoạn khác trong chu kỳ sống của cây.