YẾU TỐ CHÍNH TRỊ
Chính phủ Việt Nam dành nhiều ưu ái cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2018, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước sẽ được hưởng ưu đãi nhập khẩu linh kiện bằng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện mà Chính phủ đề ra theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Nghị định này sẽ làm tăng dung lượng thị trường ôtô
trong nước, giảm chi phí đầu vào, giúp nâng cao sức cạnh tranh của ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, góp phần cân bằng cán cân thương mại trước làn sóng xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN
YẾU TỐ KINH TẾ
Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, thu nhập đầu người tăng cao khoảng 2400 USD/ năm. Điều này giúp cho càng ngày càng nhiều người dân Việt Nam có khả năng tiếp cận việc sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại chủ yếu, đồng thời khiến cho thị trường ô tô ngày càng sôi động.
Tuy nhiên thu nhập của người dân so với thế giới chỉ ở mức thấp, người dùng dần dần sở hữu ô tô chỉ khoảng 1,6% theo hệ thống thống kê năm 2016. Đa số phương tiện ô tô lưu trữ thông tin ở Việt Nam là những dòng ô tô giá rẻ hoặc bình dân, với mức thấp tiêu chuẩn, chất lượng và sự an toàn còn lại không xa so với nước phát triển. Người dùng có điều kiện để tiếp cận các ô tô sang, cao cấp với chất lượng vượt trội là rất ít
YẾU TỐ XÃ HỘI
Những người có thu nhập cao thường sử dụng ô tô sang trọng và đi ô tô giá cao vì nó thể hiện được đẳng cấp giàu có và uy tín của họ. Vì vậy, Mercedes đã có cơ hội này để có thể dễ dàng bán xe của mình cho những người có thu nhập cao.
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
Môi trường hiện nay đang bị cảnh báo là ô nhiễm rất nặng do cái chất thải từ xe máy, ô tô, và các loại xe lớn. Nhưng đặc biệt là ô tô khiến cho môi trường ô nhiễm mạnh môi trường không khí khi dừng thường xuyên và khi chuyển động với vận tốc nhỏ. Vì thế, xu thế hiện nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều muốn sở hữu một chiếc xe có thể tiết kiệm nhiên liệu, vừa bảo vệ môi trường.
MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT
Chính phủ Việt Nam đưa ra các quy định hạn chế ô tô nhập khẩu. Việc này có thể
vô tình khiến người tiêu dùng trong nước khó có cơ hội tiếp xúc, sử dụng các mẫu xe có công nghệ vượt trội trên thế giới, nhưng sẽ tạo điều kiện để ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển, và dần dần sẽ mang đến các công nghệ mới nhất cho các mẫu ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo cam kết trong ASEAN, trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, Việt Nam sẽ cắt
giảm dần thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên, từ 60% (2014) xuống 50% (2015), 40% (2016), 30% (2017), và 0% (2018). Việc hàng rào thuế nhập khẩu giảm xuống 0% rõ ràng sẽ có tác động đến thị trường xe ô tô Việt Nam.
Các hàng rào phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ ngành ô tô trong nước.
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ ô tô nhập khẩu, đặc biệt khi thuế suất ô tô nhập
khẩu từ khu vực ASEAN được giảm về 0%, Chính phủ đã ban hành một số chính sách với mục tiêu bảo hộ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa.
Ví dụ như: Nghị định 116 thắt chặt điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp
nhập khẩu ô tô; Thông tư 03/2018 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu; Nghị định 125 về giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô có điều kiện về sản lượng theo từng năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các hãng xe lắp ráp nội địa.
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
Công nghệ cái tiến không ngừng. Ngày nay, cái hãng sản xuất ô tô thường hướng đến sự an toàn cho người lái và bảo vệ môi trường. Thị trường ô tô nội địa sẽ rất phát triển, việc đầu tư từ các hãng ô tô nước ngoài cũng phát triển khá nhanh nên liên tục nhiều năm nay ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng" về nhu cầu lao
động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn của các bạn trẻ. Hiện nay, rất nhiều trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam đều có triển khai đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô với hy vọng sẽ cung cấp được cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nguồn nhân lực có kỹ thuật cao.