Hành vi trên của quốc giaN có phù hợp với Công ước Luật biển 1982 không? Tạ sao?

Một phần của tài liệu ôn tập CPQT chương 4 (Trang 33 - 34)

Tạ sao?

 Hành vi trên của quốc gia N không phù hợp với Công ước Luật Biển 1982. Vì trong vùng lãnh hải, quốc gia sở tại có nghĩa vụ phải dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại mà không cần xin phép. Điều này có nghĩa là quốc gia sở tại vẫn có đầy đủ chủ quyền nhưng việc thực thi quyền sẽ không tuyệt đối, riêng biệt.

 Theo Điều 26 Mục 3 UNCLOS 1982 thì quốc gia N hoàn toàn không có quyền thu bất kì lệ phí nào đối với tàu thuyền quốc gia M khi đi qua lãnh hải, nếu không phải vì lý do trả công cho những dịch vụ riêng đối với những tàu thuyền quốc gia M.

8. Bài tập 8

Hai quốc gia Aurora cà Elbonia là hai quốc gia láng giềng có chung lãnh thổ trên bộ và đồng thời là hai quốc gia có bờ biển kề cận nhau. Aurora và Elbonia có quan hệ ngoại giao với nhau từ năm 1990. Vào đầu 1995, quốc gia Aurora đã công bố Luật về biên giới quốc gia 1995, trong đó công bố đường biên giới quốc gia trên bộ giữa quốc gia này với quốc gia láng giềng Elbonia do Aurora tự vạch ra và đường biên giới trên biển của nước này căn cứ vào quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 về đường cơ sở.

Đầu năm 1997, trong khi đi từ nội thủy của quốc gia Aurora ra biển quốc tế, một chiếc tàu dân sự mang cờ Elbonia đã cố ý thải đổ dầu dây ô nhiễm môi trường biển tại vùng lãnh hải của Auora. Với lý do cho rằng vụ vi phạm xảy ra trên vùng lãnh hải của Aurora căn cứ theo Luật về biên giới quốc gia 1995, nhà chức trách Aurora đã bắt giữ chiếc tàu và xét xử thuyền trưởng và những người có liên quan.

Hãy cho biết việc thực hiện quyền tài phán của Aurora có đúng không?

Theo quy định tại Điều 17 Công ước của LHQ về luật biển 1982 thì tàu Elbonia sẽ được quyền đi qua không gây hại ở vùng lãnh hải của quốc gia Elbonia.

Theo điểm h khoản 2 Điều 19 Công ước này thì việc đi qua của tàu dân sự quốc gia Elbonia đã phương hại đến hòa bình, trật tự, an ninh của quốc gia Aurora vì tàu này đã Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước.

Theo điểm f khoản 1 Điều 21 Công ước trên thì quốc gia Aurora có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về Gìn giữ môi trường của

quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường.

Quốc gia Aurora đã thực hiện quyền tài phán hình sự đối với tàu dân sự của quốc gia Elbonia. Theo quy định tại Điều 27 Công ước này thì Quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải.

Một phần của tài liệu ôn tập CPQT chương 4 (Trang 33 - 34)