Sự tạo thành các AgNPs, AuNPs và Ag-AuNPs hợp kim được khảo sát tính chất quang bằng phổ plasmon trong vùng nhìn thấy. Hình 3.5 thể hiện các phổ hấp thụ plasmon với một cực đại duy nhất, đây là một bằng chứng cho thấy sự hình thành các nano Ag-Au hợp kim [41], [42]. Các cực đại phổ hấp thụ plasmon của các nano được điều khiển từ 396 nm (cho AgNPs) đến 550 nm (cho AuNPs) khi thay đổi tỷ lệ mol giữa Ag:Au. Hình 3.5a cho thấy, các dải hấp thụ khá hẹp, một đỉnh duy nhất chứng tỏ hạt khá đồng đều và chúng có dạng cầu. Điều này rất phù hợp với lý thuyết Mie [14]. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt hẳn với trường hợp trộn lẫn một cách cơ học giữa hai dung dịch AgNPs và AuNPs chúng xuất hiện 2 dải phổ hấp thụ plasmon (hình 3.5c). Hình
thứ 2 tương ứng với hấp thụ của AuNPs. Cường độ hấp thụ dải phổ plasmon thứ nhất giảm dần khi tăng dần thể tích dung dịch AuNPs và giảm dần AgNPs, và ngược lại với dải hấp thụ thứ 2 như chỉ ra ở hình 3.5d.
Hình 3.5. Phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon của các mẫu sau khi chế tạo. (a)
các nano hợp kim AgAu NPs. (b) Bước sóng hấp thụ như một hàm của số mol Au3+. (c) AgNPs trộn với AuNPs. (d) Độ hấp thụ của các dung dịch trộn
AgNPs với AuNPs.
Trường hợp tạo các nano hợp kim, do sự tương tự về hằng số mạng của Ag và Au dẫn đến sự ưu tiên trong việc thay thế giữa hai loại nguyên tử này. Cực đại hấp thụ dịch dần đỏ một cách tuyến tính (hệ số R2=0.974) khi tăng dần số mol của Au3+ (hình 3.5b).