Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động TKCN trên biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết dự đoán quỹ đạo trôi dạt và tính toán tuyến đường tìm kiếm tối ưu cho phương tiện gặp nạn trong vùng biển ninh thuận kiên giang (Trang 33)

9. Kết cấu của Luận án

1.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động TKCN trên biển

1.1.1 Luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động TKCN

Tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng hải là hoạt động mang tính nhân đạo, không vì mục đính lợi nhuận là nghĩa vụ, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ven biển. Các điều ước quốc tế sau có những nội dung liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn và TKCN trên biển:

+ Công ước Quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, năm 1979 (International Convention on Maritime Search and Rescue - SAR 79).

Đây là Công ước Quốc tế quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực TKCN trên biển. Công ước SAR 79 được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thông qua ngày 27/4/1979, có hiệu lực ngày 22/6/1985. Mục đích cơ bản của Công ước SAR 79 là phát triển và xúc tiến các hoạt động TKCN thông qua việc thiết lập một kế hoạch chung phục vụ cho nhu cầu TKCN những người bị nạn trên biển, thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức và lực lượng tham gia hoạt động TKCN trên biển với quy mô toàn cầu. Công ước SAR 79 là một quy chế pháp lý quốc tế chính thức và hoàn chỉnh về TKCN trên biển, làm rõ về mặt trách nhiệm của Chính phủ từng quốc gia thành viên và nhấn mạnh đến cách tiếp cận giải quyết vấn đề trên cơ sở phân định các vùng TKCN.

Việt Nam đã gia nhập công ước này, công ước có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 15/04/2007;

+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, năm 1982 (United Nations Convention of the Law of Sea - UNCLOS 1982):

UNCLOS 82 có ý nghĩa như một văn kiện pháp lý quốc tế tổng hợp, bao quát toàn diện những vấn đề pháp lý cơ bản biển cả. Liên quan đến lĩnh vực TKCN quốc tế, Công ước đã thiết lập quy chế chung cho vấn đề nghĩa vụ giúp đỡ bất kỳ ai có nguy cơ hoặc đang gặp tại nạn trên biển (Phần VII về biển cả). Điều 98 về Nghĩa vụ giúp đỡ, Công ước quy định nghĩa vụ của tàu trong việc giúp đỡ người bị nạn trên biển và nghĩa vụ của quốc gia ven biển với hoạt động TKCN.

Việt Nam đã gia nhập công ước này, công ước có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 23/6/1994;

+ Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển, năm 1974 (International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974 - SOLAS 1974).

Công ước SOLAS 1974 nhấn mạnh đến nghĩa vụ của các quốc gia ven biển phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết từ việc giám sát ven bờ đến việc tìm kiếm và cứu giúp những người đang gặp nạn hoặc cần đến sự giúp đỡ trên biển gần bờ biển quốc gia mình cũng như việc tổ chức và duy trì TKCN trên vùng biển xa bờ. Công ước cũng quy định các biện pháp nhằm hình thành, sử dụng và duy trì các phương tiện cứu sinh trên biển cần thiết, đủ để phát hiện và cứu người một cách kịp thời.

Việt Nam đã gia nhập công ước này, công ước có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 18/3/1991;

+ Công ước Viễn thông Quốc tế, ITU

Điều 25 của Công ước chỉ rõ các dịch vụ về viễn thông quốc tế phải ưu tiên tuyệt đối cho thông tin liên lạc liên quan đến an toàn tính mạng trên biển, trên đất liền, trên không và ngoài không gian. Điều 36 cũng yêu cầu Các trạm phát sóng radio có trách nhiệm tiếp nhận, với sự ưu tiên hoàn toàn, các cuộc gọi, các thông điệp báo nạn bất kể xuất phát từ đâu.

+ Công ước về Tổ chức vệ tinh TKCN COSPAS – SARSAT

Mục đích của hệ thống vệ tinh TKCN COSPAS–SARSAT là dịch vụ hỗ trợ cho TKCN trên toàn thế giới thông qua việc cung cấp kịp thời những thông tin về vị trí của người, phương tiện bị nạn cho các tổ chức TKCN liên quan.

Công ước có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 26/06/2002. - Việt Nam cũng đã tham gia các điều ước quốc tế sau:

+ Công ước về Tổ chức Vệ tinh hàng hải quốc tế (INMARSAT-76); + Hiệp ước khai thác vệ tinh hàng hải quốc tế (OA IMARSAT);

+ Công ước về Hệ thống thông tin an toàn cứu nạn toàn cầu (GMDSS),

1.1.2 Các Thoả thuận quốc tế về TKCN giữa Việt Nam và các Quốc gia trong khu vực trong khu vực

Việt Nam cũng đã tham gia một số thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến nghĩa vụ đảm bảo an toàn hàng hải nói chung, TKCN nói riêng.

Trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Việt Nam đã tham gia Hiệp định ASEAN về hỗ trợ TKCN trên không trong thảm hoạ và cứu hộ tai nạn máy bay, năm 1972; Hiệp định ASEAN về hỗ trợ tìm kiếm tàu thuyền và cứu người bị nạn trong tai nạn tàu thuyền, năm 1975; Hiệp định ASEAN về quản lý thảm hoạ và ứng phó khẩn cấp (tháng 7/2005)...

- Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu nạn người và tàu thuyền gặp nạn trên biển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày 25-30/01/2010 tại Hà Nội;

- Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippine về hợp tác trong lĩnh vực TKCN trên biển ngày 26/10/2010 tại Hà Nội.

- Các Hiệp định Hàng hải được Chính phủ Việt Nam ký kết với Chính phủ ký kết với các nước trong khu vực như Malaysia, Philippine, Singapore, Indonesia, Thái Lan đều có quy định điều khoản cung cấp mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau đối với tàu của các bên bị nạn trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia.

- Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 25/12/2000.

- Các Hiệp định hàng hải được Chính phủ Việt Nam ký kết với Chính phủ các nước khác đều quy định điều khoản cung cấp mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau đối với các tàu của các bên bị nạn trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia.

- Việt Nam là Thành viên của các Tổ chức quốc tế: Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO).

1.1.3 Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động TKCN

Một số văn bản quy phạm pháp luật chính của Việt Nam điều chỉnh về tổ chức, hoạt động lĩnh vực TKCN, bao gồm:

+ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015, quy định, điều chỉnh hoạt động TKCN trên biển tại Điều 122 của Bộ Luật. Trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của đối tượng bị nạn, người phương tiện hoạt động gần vị trí của đối tượng bị nạn và trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động TKCN trên biển;

+ Luật biển Việt Nam 2012: Điều 33 quy định chi tiết về “Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ” trên vùng biển Việt Nam;

+ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước SAR 79 và Quyết định số 506/QĐ-

TTg ngày 04/5/2019. Phê duyệt bổ sung danh mục các nhiệm vụ triển khai thực hiện công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải năm 1979 (công ước SAR 79) theo quyết định số 06/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 giai đoạn 2019- 2025;

+ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển và trong vùng nước cảng biển;

+ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn;

+ Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

+ Thông tư 10/2019/TT-BGTVT ngày 11/3/2019 quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải.

1.2 Hoạt động TKCN quốc tế

1.2.1 Khu vực TKCN theo IMO

Việc phân định ranh giới vùng TKCN không liên quan cũng như không ảnh hưởng đến biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia. Những vùng này chỉ được thiết lập để đảm bảo trách nhiệm chính là công tác phối hợp TKCN. Trong thực tế, công tác TKCN không nhất thiết được chỉ định bởi một quốc gia.

Trong một số trường hợp, công tác TKCN được cung cấp bởi quốc gia lân cận có năng lực TKCN thích hợp nhất. Nhiều vùng TKCN hàng hải trên thế giới đã đạt được thoả thận hoàn toàn giữa các quốc gia láng giềng, tuy nhiên, cũng còn nhiều khu vực chưa đạt được thoả thận này. IMO đã tiến hành phân chia biển của thế giới thành 19 vùng TKCN như sau:

Hình 1.1. Phân vùng khu vực TKCN của IMO (Nguồn NP285)

- Vùng 1: Vùng biển Anh và Tây Bắc châu Âu - Vùng 2: Vùng biển Baltic

- Vùng 3: Vùng biển Tây Bắc Đại tây dương - Vùng 4: Vùng biển Đông Bắc Đại tây dương - Vùng 5: Vùng biển Tây Địa trung hải

- Vùng 6: Vùng biển Đông Địa trung hải và biển Đen - Vùng 7: Vùng biển Caribbean và Trung Mỹ

- Vùng 8: Vùng biển Đông nam Thái bình dương - Vùng 9: Vùng biển Tây Nam Thái bình dương - Vùng 10: Vùng biển Đông nam Đại tây dương - Vùng 11: Vùng biển vịnh Persian

- Vùng 12: Vùng biển Tây Ấn độ dương - Vùng 13: Vùng biển Đông Ấn độ dương - Vùng 14: Vùng biển Đông Nam Á

- Vùng 16: Vùng biển Bắc Thái bình dương - Vùng 17: Vùng biển Nam Thái bình dương - Vùng 18: Vùng biển Bắc cực

- Vùng 19: Vùng biển Nam cực

Hình 1.2 Khu vực TKCN Đông Nam Á (Nguồn NP285)

Việt Nam nằm trong vùng TKCN số 14 của IMO: Khu vực TKCN Đông Nam Á.

)&& ) 1 ()& KdaIYdaI²'*³1´µÅ

AKNa¶OÅ

$% & &&

?;b·[;EGmLÅmkkÅ !& &&

"& && !& !! & #&&!& !!&! &&!&!& CLQb;Å +1 LebJÅZebJÅ CLRb;ÅmkkÅ n—¡‡Å—Å.&aÅ 2Å F‰† M ™¡š ,Å Å-hdloÅ@\>PlÅ QbEQ;¸mkkÅ )&­Å ?rk^;Å mkkÅ vQGpb;^ÅmkkÅ ¥ B”™ƒ…’“Å@%¹Å mSb J;ie k G Å m k k Å a—›žˆÅ—Å)0aÅ !Å Å º_;[;wmT;Å 567»8 Š wmQ y < Å mkH :Å Å ¤{Å |Å9Å }ő¼EebGmQ=ÅmkkÅ ±Å3Å Ã \ Ä –†£ŽÅ hs/l>X>x>Å ®ÅYs>\Å ~ŘŠUÅÅÅfÅÅÅÅ „Å Å#Å ]t`hslÅ UÅ W—ˆ—šÅ@ˆš¡Å nVcI>jgl½¾DÅqIÅh ‹•‚–† ¿ Å ¥ÅůŠÀ Å h…–ƒš¢$Å Á¦Å §!Å ¨ ¦©Å h—–ŸŒ–Å TbEebGmT;ÅmkkÅ )& ;umpk;[T;ÅmkkÅ 41 °Å €Å ªÅ «Å§Å ¬ÅÂÅ zÅ @–š”œ–"Å TbEebGmT;ÅmkkÅ QbEebGmQ;ÅmkkÅ ;umpk;[Q;ÅmkkÅ

)&& )&1 ))& ))1

QĐ HOÀNG SA (VIỆT NAM) QĐ TRƯỜNG SA (VIỆT NAM)

1.2.2 Tính chất toàn cầu trong hoạt động TKCN trên biển

Hoạt động TKCN trên biển là kết quả của sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa con người với con người, đã được hình thành và duy trì cùng với lịch sử khai thác biển và cũng chính công tác TKCN là một trong những động lực để thúc đẩy khai thác biển phát triển. Ở tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới, cách nhanh nhất và thực tế để thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động TKCN là phát triển hệ thống TKCN của từng quốc gia có khả năng liên kết với các khu vực, đại dương và lục địa. Vì vậy, đòi hỏi các quốc gia có biển phải góp phần tích cực trong việc hợp tác và phối hợp để cùng phát triển và bao quát khu vực trách nhiệm của mình. Việc nhận thức tầm quan trọng của hệ thống TKCN quốc gia như là một phần không thể thiếu được của hệ thống TKCN toàn cầu sẽ tạo ra cách tiếp cận chung trong việc thiết lập, trang bị và hoàn thiện hệ thống TKCN mỗi quốc gia. Đó đã trở thành tiêu chí chung để xây dựng hệ thống TKCN của các quốc gia có biển một cách đồng bộ và hiệu quả. Bất cứ một hệ thống TKCN của bất cứ một quốc gia nào đều phải được tổ chức nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng sau:

+ Thu nhận và xử lý các thông tin về tai nạn, sự cố; + Xây dựng kế hoạch phối hợp TKCN;

+ Thực hiện các hoạt động TKCN tại hiện trường.

1.2.3 Tổ chức hệ thống TKCN trên biển

IMO đã xem xét, nghiên cứu những vấn đề cụ thể liên quan đến tổ chức hệ thống TKCN trên biển mang tính toàn cầu và đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của một Tổ chức TKCN trên biển như sau:

+ Phải có phương tiện cảnh báo, phát hiện tàu, máy bay và người bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn, có phương tiện chuyên dụng để thực hiện việc TKCN;

+ Trách nhiệm thực hiện công tác TKCN phải được giao cho một tổ chức có đầy đủ thẩm quyền huy động nguồn lực của quốc gia và giải quyết mọi vấn đề liên quan khác (SAR Coordinator – SC). Tổ chức này có trách nhiệm xây dựng một hệ thống TKCN quốc gia phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng hoặc khu vực trách nhiệm TKCN (Search and Rescue Region - SRR) và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực TKCN sẵn có của quốc gia;

+ Lực lượng nòng cốt, chủ lực của cơ quan TKCN trên biển (SC) là Trung tâm phối hợp TKCN trên biển (Rescue Coordination Centre - RCC); mỗi một vùng hoặc khu vực TKCN cần có một Trung tâm phối hợp TKCN trên biển. Trung tâm này chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp và chỉ đạo thực hiện các hoạt động TKCN trên biển. Trong trường hợp không thể thiết lập được mối quan hệ trực tiếp giữa RCC với các phương tiện tại một khu vực TKCN nào đó thì phải thiết lập một cơ quan trung gian gọi là Trung tâm cứu nạn khu vực (Rescue Sub-Centre - RSC) đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của RCC.

+ Đối với mỗi vụ việc TKCN cụ thể, phải chỉ định một người làm chỉ huy phối hợp nghiệp vụ (SAR Mission Coordinator - SMC).

+ SC được sử dụng các phương tiện, lực lượng từ các cơ quan, tổ chức liên quan (kể cả những lực lượng tình nguyện).

+ Phương tiện hỗ trợ chính của SC trong việc thu nhận, xử lý, kết nối thông tin liên lạc là các Đài thông tin Duyên hải (CRS). Thông tin do các Đài này thu thập được sẽ được truyền ngay đến RCC và Trung tâm này sẽ quyết định việc hành động ứng phó.

Vì cơ cấu hành chính khác nhau nên các quốc gia không thể có cùng một mô hình thống nhất cho tổ chức TKCN trên biển. Mô hình này phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực TKCN sẵn có, loại hình và mật độ giao thông trên biển cũng như đặc điểm của từng vùng, khu vực. Các sơ đồ quản lý nhà nước về TKCN,

sơ đồ tổ chức nghiệp vụ phối hợp TKCN do IMO khuyến cáo xây dựng, như sau:

Hình 1.3. Sơ đồ quản lý nhà nước về TKCN (khuyến cáo của IMO)

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức nghiệp vụ phối hợp TKCN (khuyến cáo của IMO)

RCC/RSC

Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ TKCN

Chỉ huy phối hợp hiện trường

Phương tiện TKCN NHÀ NƯỚC

UBQG VỀ TKCN

Trung tâm Phối hợp TKCN trên biển

Trung tâm Phối hợp TKCN khu vực

1.3 Tổng quan về công tác TKCN trong vùng biển Ninh Thuận - Kiên Giang và vùng biển Việt Nam Giang và vùng biển Việt Nam

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, hoạt động của phương tiện ở vùng biển Việt Nam

1.3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia biển lớn nằm ven bờ tây Biển Đông, với dân số sinh sống miền ven biển đạt 34 triệu người, có hoạt động kinh tế biển đa dạng và phát triển. Bờ biển dài hơn 3.200 km với hơn một triệu km2 mặt biển, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Đông là biển duy nhất nối liền hai đại dương - Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam. Băng ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết dự đoán quỹ đạo trôi dạt và tính toán tuyến đường tìm kiếm tối ưu cho phương tiện gặp nạn trong vùng biển ninh thuận kiên giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)