Tổ chức hệ thống TKCN trên biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết dự đoán quỹ đạo trôi dạt và tính toán tuyến đường tìm kiếm tối ưu cho phương tiện gặp nạn trong vùng biển ninh thuận kiên giang (Trang 40 - 43)

9. Kết cấu của Luận án

1.2.3Tổ chức hệ thống TKCN trên biển

IMO đã xem xét, nghiên cứu những vấn đề cụ thể liên quan đến tổ chức hệ thống TKCN trên biển mang tính toàn cầu và đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của một Tổ chức TKCN trên biển như sau:

+ Phải có phương tiện cảnh báo, phát hiện tàu, máy bay và người bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn, có phương tiện chuyên dụng để thực hiện việc TKCN;

+ Trách nhiệm thực hiện công tác TKCN phải được giao cho một tổ chức có đầy đủ thẩm quyền huy động nguồn lực của quốc gia và giải quyết mọi vấn đề liên quan khác (SAR Coordinator – SC). Tổ chức này có trách nhiệm xây dựng một hệ thống TKCN quốc gia phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng hoặc khu vực trách nhiệm TKCN (Search and Rescue Region - SRR) và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực TKCN sẵn có của quốc gia;

+ Lực lượng nòng cốt, chủ lực của cơ quan TKCN trên biển (SC) là Trung tâm phối hợp TKCN trên biển (Rescue Coordination Centre - RCC); mỗi một vùng hoặc khu vực TKCN cần có một Trung tâm phối hợp TKCN trên biển. Trung tâm này chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp và chỉ đạo thực hiện các hoạt động TKCN trên biển. Trong trường hợp không thể thiết lập được mối quan hệ trực tiếp giữa RCC với các phương tiện tại một khu vực TKCN nào đó thì phải thiết lập một cơ quan trung gian gọi là Trung tâm cứu nạn khu vực (Rescue Sub-Centre - RSC) đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của RCC.

+ Đối với mỗi vụ việc TKCN cụ thể, phải chỉ định một người làm chỉ huy phối hợp nghiệp vụ (SAR Mission Coordinator - SMC).

+ SC được sử dụng các phương tiện, lực lượng từ các cơ quan, tổ chức liên quan (kể cả những lực lượng tình nguyện).

+ Phương tiện hỗ trợ chính của SC trong việc thu nhận, xử lý, kết nối thông tin liên lạc là các Đài thông tin Duyên hải (CRS). Thông tin do các Đài này thu thập được sẽ được truyền ngay đến RCC và Trung tâm này sẽ quyết định việc hành động ứng phó.

Vì cơ cấu hành chính khác nhau nên các quốc gia không thể có cùng một mô hình thống nhất cho tổ chức TKCN trên biển. Mô hình này phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực TKCN sẵn có, loại hình và mật độ giao thông trên biển cũng như đặc điểm của từng vùng, khu vực. Các sơ đồ quản lý nhà nước về TKCN,

sơ đồ tổ chức nghiệp vụ phối hợp TKCN do IMO khuyến cáo xây dựng, như sau:

Hình 1.3. Sơ đồ quản lý nhà nước về TKCN (khuyến cáo của IMO)

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức nghiệp vụ phối hợp TKCN (khuyến cáo của IMO)

RCC/RSC

Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ TKCN

Chỉ huy phối hợp hiện trường

Phương tiện TKCN NHÀ NƯỚC

UBQG VỀ TKCN

Trung tâm Phối hợp TKCN trên biển

Trung tâm Phối hợp TKCN khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết dự đoán quỹ đạo trôi dạt và tính toán tuyến đường tìm kiếm tối ưu cho phương tiện gặp nạn trong vùng biển ninh thuận kiên giang (Trang 40 - 43)