9. Kết cấu của Luận án
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, hoạt động của phương tiện ở vùng biển Việt Nam
1.3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia biển lớn nằm ven bờ tây Biển Đông, với dân số sinh sống miền ven biển đạt 34 triệu người, có hoạt động kinh tế biển đa dạng và phát triển. Bờ biển dài hơn 3.200 km với hơn một triệu km2 mặt biển, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Đông là biển duy nhất nối liền hai đại dương - Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam. Băng ở hai cực đang tan chảy dẫn đến nước biển dâng; bão ngày càng xuất hiện nhiều với đường đi, cường độ thay đổi khó dự báo gây ra nhiều thảm họa cho hoạt động hàng hải. Tình trạng trái đất nóng lên, động đất, núi lửa... gây ra các đợt sóng thần gây thảm họa cho các quốc gia ven biển. Với tất cả các yếu tố đó, tình hình tai nạn, sự cố trên biển và các nguy cơ dẫn đến tai nạn, sự cố do hoạt động giao thông trên biển Việt Nam cũng tăng lên. [29]
a. Gió trên Biển Đông
Biển Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa thịnh hành, gió Đông Bắc (NE) chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc về gió Tây Nam (SW). Một số tháng có sự giao thoa của cả hai loại gió.[33]
Các hình 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, chỉ ra phân bố gió, tốc độ theo mùa của 4 tháng điển hình trong năm.
Hình 1.5. Phân bố gió tháng 1 (Nguồn NP30)
Hình 1.7. Phân bố gió tháng 7 (Nguồn NP30)
b. Dòng chảy bề mặt trên Biển Đông
Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ. Dòng chảy bề mặt trên Biển Đông chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gió mùa. Dòng chảy chính của Biển Đông là hướng SW trong mùa gió NE (tháng 10 đến tháng 3) và hướng dòng NE trong gió mùa SW (tháng 5 đến tháng 8) [33].
Các hình 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, chỉ ra các dòng chảy chiếm ưu thế, tốc độ trung bình, và biến thiên theo mùa của 4 tháng điển hình trong năm.
Hình 1.10. Dòng chảy bề mặt ưu thế tháng 4 (Nguồn NP30)
Hình 1.12. Dòng chảy bề mặt ưu thế tháng 10 (Nguồn NP30)
Đề tài KC 09-24, năm 2005 do Đinh Văn Ưu chủ trì đã xuất bản các Bản đồ dòng chảy tầng mặt mùa đông (Hình 1.13) và mùa hè (Hình 1.14) [7].
Theo Báo cáo kết quả của Đề tài này [7]: Hệ thống dòng chảy tầng mặt trong mùa đông bị chi phối chủ yếu bởi trường gió NE thịnh hành trên biển Đông và một phần bị ảnh hưởng của hệ thống dòng chảy địa chuyển tạo nên do các trường nhiệt độ và độ muối nước biển. Đặc điểm cơ bản nhất của dòng chảy mặt trong thời kỳ này là sự hiện diện của một xoáy thuận lớn trên phạm vi toàn bộ biển.
Hình 1.13. Bản đồ dòng chảy tầng mặt mùa đông (KC 09-24)
Dòng chảy tầng mặt mùa hè (Hình 1.14) hình thành chủ yếu do gió Tây Nam. Về tổng thể trục chính của dòng chảy trên mặt biển hướng theo trục từ Tây Nam đến Đông Bắc kèm theo một hệ thống các xoáy quy mô trung bình.
Hình 1.14. Bản đồ dòng chảy tầng mặt mùa hè (KC 09-24)
1.3.1.2 Hoạt động của các phương tiện trên vùng biển Việt Nam
Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là khu vực nuôi sống gần 1/3 dân số cả nước với sự đa dạng về các loại hình kinh tế, giao thông trên biển, cụ thể:
- Hệ thống cảng biển Việt Nam dọc theo chiều dài đất nước với 44 cảng biển, 239 bến cảng, hàng năm đón khoảng 120.000 lượt tàu thuyền trong và ngoài nước ra, vào làm hàng;
- Với điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt khai thác ngồn lợi thủy, hải sản trên diện tích khoảng 1.000.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông. Theo Tổng cục Thuỷ sản, tính đến tháng 5/2018, tổng số tàu cá trên toàn quốc là 108.504 tàu cá, trong đó có khoảng 38.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Thời gian khai thác thủy, hải sản hầu như quanh năm.
Vùng biển Việt Nam tập trung nhiều mỏ dầu và khí đốt. Các dàn khoan khai thác dầu, phương tiện, thiết bị phục vụ thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí rất nhộn nhịp và tập trung nhiều tại vùng biển phía Nam. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn trên biển.
- Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại đi qua vùng biển Việt Nam. - Trên bầu trời Biển Đông, hàng ngày có hàng trăm chuyến bay dân dụng bay ngang qua vùng biển Việt Nam.
1.3.1.3 Tai nạn, sự cố chủ yếu xảy ra trên vùng biển Việt Nam và vùng biển thuộc trách nhiệm Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Khu vực III
Với vị trí địa lý như trên, vùng biển Việt Nam luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn trên biển. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam - Vietnam Maritime search and Rescue Co-ordination Center (VMRCC), thống kê các tai nạn, sự cố chủ yếu xảy ra trên vùng biển Việt Nam như sau [29]:
Bảng 1.1. Thống kê phương tiện bị tai nạn, sự cố trên biển
TT Loại phương tiện
Thời gian/số vụ việc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng Tỷ lệ % 1 Tàu cá 177 116 337 394 198 1222 80,1 2 Tàu biển, loại khác 67 28 77 94 36 302 19,9 Cộng 244 144 414 488 234 1524 100 (Nguồn VMRCC)
Bảng 1.2. Thống kê phương tiện bị tai nạn, sự cố trên biển Vũng Tàu MRCC
TT Loại phương tiện
Thời gian/số vụ việc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng Tỷ lệ % 1 Tàu cá 74 81 97 152 147 814 79,9 2 Tàu biển, loại khác 18 24 26 33 30 205 20,1 Cộng 92 105 123 185 177 1019 100 (Nguồn VMRCC)
Hình 1.15. Số liệu tổng hợp sự cố tai nạn của Vũng Tàu MRCC và VMRCC [29]
Tai nạn, sự cố xảy ra trên vùng biển thuộc trách nhiệm Vũng Tàu MRCC và VMRCC như trên. 0 100 200 300 400 500 600 2014 2015 2016 2017 2018 Vung Tau MRCC VMRCC
Bảng 1.3. Thống kê khu vực xảy ra sự cố, tai nạn trên vùng biển Việt Nam
TT Khu vực
Thời gian/số vụ việc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng Tỷ lệ % 1 Sát bờ (≤ 20 M) 61 31 84 119 47 342 22,4 2 Gần bờ (20 ÷ 50M) 35 17 53 85 36 226 14,8 3 Khu vực giữa (50 ÷100M) 32 16 86 95 63 292 19,1 4 Xa bờ (100 ÷ 200M) 45 32 62 88 39 266 17,5 5 Ngoài khơi (≥ 200M) 71 48 129 101 49 398 26,1 Cộng 244 144 414 488 234 1524 100 (Nguồn VMRCC)
Bảng 1.4. Loại hình hoạt động TKCN trên biển
TT Loại hình
Thời gian/số vụ việc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng Tỷ lệ % 1 Cứu nạn trực tiếp 26 26 38 76 34 200 61,9 2 Hỗ trợ tàu thuyền 20 14 7 9 6 56 17,3 3 Tìm kiếm phương tiện 7 1 7 8 1 24 7,4 4 Tìm kiếm người 9 1 16 12 5 43 13,4 Cộng 62 42 68 105 46 323 100 (Nguồn VMRCC) Nhận xét:
Qua số liệu thống kê về tình tình tai nạn, sự cố trên biển Việt Nam thời gian từ 2014-2018 cho thấy:
- Khu vực xảy ra tai nạn, sự cố nhiều nhất: Ngoài khơi (trên 200 hải lý), chiếm 26,1%, xa bờ (từ 100-200 hải lý) chiếm 17,5%;
- Số vụ tai nạn xảy ra ở vùng biển thuộc Vũng Tàu MRCC chiếm tới 44% tổng số vụ tai nạn.
1.3.2 Hệ thống tổ chức TKCN trên biển của Việt Nam
1.3.2.1 Tổ chức hệ thống TKCN ở Việt Nam
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thành lập năm 1996 ( đổi tên thành “Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn”, 2017.), là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trong phạm vi cả nước. Cơ quan thường trực, giúp việc của UBQG ứng phó SCTT & TKCN là Bộ Quốc phòng, cơ quan chuyên trách giúp việc là Văn phòng UBQG ứng phó SCTT & TKCN.
Hình 1.17. Mô hình tổ chức TKCN trên biển và trong vùng nước cảng biển Việt Nam
1.3.2.2 Phương tiện phục vụ hoạt động
+ Lực lượng Quốc phòng: Phương tiện của Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, Không quân.
+ Ngành thủy sản: Phương tiện của Kiểm ngư. + Ngành hàng hải:
- Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam: các tàu SAR và ca nô. - Cảng vụ hàng hải: Tàu công vụ, ca nô công vụ.
- Phương tiện không chuyên: Tàu vận tải biển, tàu dịch vụ, tàu hoa tiêu, tàu bảo đảm hàng hải, ….
1.3.2.3 Hệ thống thông tin liên lạc
+ Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam, bao gồm:
- Đài Thông tin Duyên hải loại I đặt tại: Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. - Đài Thông tin Duyên hải loại II đặt tại: Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. - Thông tin Duyên hải loại III đặt tại: Móng Cái, Cửa Ông, Hạ Long, Bến
Thủy, Huế, Quy Nhơn, Kiên Giang, Cần Thơ.
- Các Trạm VHF tự động đặt tại: Thanh Hóa, Bạch Long Vĩ, Hòn La, Cửa Việt, Lý Sơn, Quảng Ngãi, Cam Ranh, Phan Thiết, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Năm Căn, Bạc Liêu, Hà Tiên, Phú Quốc, Hòn Tre.
- Đài thu tín hiệu vệ tinh mặt đất Imarsat C và COSPAS-SARSART tại
Hải Phòng (LES–HAIPHONG) và LUT–HAIPHONG). + Hệ thống thông tin liên lạc Quốc phòng:
Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến phục vụ nhiệm vụ quốc phòng của Quân đội, Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển.