2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà đối tượng tính gía thành sản phẩm của công ty là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, công ty xác định giá thành theo phương pháp hệ số. Để tính được giá thành của từng loại sản phẩm công ty qui định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, và lấy sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm gạch R60 có hệ số 1. Cụ thể hệ số tính giá thành của các sản phẩm như sau: Gạch R60 1 Gạch R150 2,5 Gạch nem 300x300 3 ... 2.2.4.2. Kỳ tính giá thành
Tính giá thành theo phương pháp tính hàng tháng.
2.2.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Với đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất ở công ty là sản xuất hàng loạt, sản phẩm chủ yếu được tạo từ 2 loại nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là đất sét và than cám. Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương. Sản phẩm làm dở là gạch mộc đang phơi trong nhà kính, gạch mộc đang trong lò nung.... Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui đổi sản phẩm hoàn thành tương đương. Sản phảm hỏng chiếm tỉ lệ nhỏ trong hạn mức cho phép nên tính hết vào giá thành
CPSX SP CP dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ
dở dang = x Sản phẩm quy đổi cuối kỳ SP hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm quy đổi
(2.12)
Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm dở cuối kỳ x Mức độ hoàn thành
Công ty đã xây dựng tỉ lệ qui đổi sản phẩm hoàn thành tương đương cụ thể như sau: CP NVL chủ yếu (Đất sét): 100%
CP nhiên liệu (Than) 75% CP nhân công trực tiếp: 34%
CPSX chung: KHTSCĐ 70%, Điện: 65%, Khác: 50% Trong tháng 8/2015, sản phẩm dở đầu kỳ:
-CP NVL trực tiếp: 258.814.658 + Đất 125.155.087 + Than 133.659.571 -CP nhân công trực tiếp: 131.854.766 -CP SXC 283.420.680
+KH TSCĐ 113.346.508 +Điện 93.835.454 +CP khác 76.238.718
CPNVL 125.155.087+ 243.040.000 chủ yếu = x 4.166.767x 100% = 147.990.510 (Đất sét) 6.200.000+ 4.166.767x100% CP nhiên 133.659.571 + 476.045.951 liệu = x 4.166.767x 75% = 204.328.178 (Than cám) 6.200.000 + 4.166.767x 75% CP nhân 131.854.766+ 631.439.330 công = x 4.166.767 x 34% = 141.972.162 trực tiếp 6.200.000 + 4.166.767 x 34% CPSX chung: 243.746.305 CP 113.346.508+ 249.376.300 KH TSCĐ = x 4.166.767 x 70% = 116.046.677 6.200.000+ 4.166.767 x 70% CP 93.835.454+102.450.000 Điện = x 4.166.767 x 65% = 59.676.176 6.200.000+ 4.166.767 x 65% CP 76.238.718 + 194.217.700 Khác = x 4.166.767 x 50% = 68.023.452 6.200.000+ 4.166.767 x 50% Cộng 738.037.155
Việc đánh giá sản phẩm dở được tính toán hoàn toàn thủ công, số liệu tính toán được ghi vào Bảng tính tổng giá thành.
2.2.4.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ công ty thực hiện tính tổng giá thành của tất cả các sản phẩm trên cơ sở đó tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành CP SX dở CPSX phát sinh CPSX dở sản phẩm = dang đầu kỳ + trong kỳ - dang cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành sản phẩm
đơn vị = (2.13)
SP hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sản lượng nhập kho của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm để lập bảng tổng hợp sản lượng nhập kho thành phẩm như sau :
Căn cứ vào giá thành đơn vị sản phẩm quy tiêu chuẩn (QTC) , căn cứ vào hệ số quy đổi từng loại sản phẩm kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm nhập kho trong kỳ theo công thức sau :
Giá thành đơn vị từng sản phẩm = Giá thành đơn vị QTC x Hệ số quy đổi
Việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm nhập kho và lập bảng tính giá thành do kế toán tổng hợp thực hiện thủ công trên bảng tính EXCEL sau đó nhập số liệu tổng hợp của từng nhà máy vào chương trình kế toán máy, trình tự nhập tương tự như nhập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo định khoản:
Nợ TK 155: 1.832.622.230 Có TK 154: 1.832.622.230
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VĨNH TIẾN
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.1.1. Ưu điểm
Là một DN tư nhân chuyển sang cổ phần hoá, cũng như bao DN khác CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TIẾN đứng trước không ít khó khăn và thử thách để tìm ra hướng đi đúng cho mình. Nhận thức được sự thách thức đó, trong định hướng phát triển của mình CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TIẾN đã đề ra chiến lược phát triển sản xuất gắn với thị trường. Công ty đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường, mở rộng dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng công suất lên 120 triệu viên QTC/năm. Công ty tìm mọi giải pháp trong sản xuất để tìm câu trả lời cho sự tín nhiệm của thị trường đối với sản phẩm của mình: sản phẩm có cạnh tranh được với các đơn vị bạn trong cùng lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng hay không ? có thể trụ vững trên thị trường hay không? điều đó đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Cùng với việc triển khai các hoạt động tìm thị trường tiêu thụ, tìm nguồn nguyên liệu tốt, sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm ... thì công tác quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty cũng được coi trọng đúng mức.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TIẾN, em nhận thấy nhìn chung việc quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm của công ty tương đối chặt chẽ , biểu hiện qua việc tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty rất nề nếp, thường xuyên và kịp thời hàng tháng, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo, từ đó có các biện pháp kịp thời nhằm giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu ... hạ gía thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính gía thành là sản phẩm hoàn thành là phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung và công tác tính gía thành sản phẩm nói riêng.
Về tổ chức bộ máy kế toán ở công ty hiện nay là phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của từng người, việc bố trí cán bộ như hiện nay đảm bảo cho công tác kế toán nói chung được tiến hành thuận lợi .
Mặt khác phòng kế toán công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán , cách thức ghi chép và phương pháp hạch toán hợp lý khoa học phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực kế toán mới . Việc ứng dụng phần mềm trong công tác kế toán nói chung và tập hợp chi phí SX, tính gía thành nói riêng cũng góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, có thể đưa ra báo cáo kế toán vào bất kỳ thời điểm nào giúp cho các nhà quản trị công ty ra quyết định phù hợp và kịp thời.