Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TIẾN (Trang 80 - 86)

sản phẩm tại công ty

Với những kiến thức đã được trang bị ở trường, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm, với mong muốn công tác này ở công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn nữa góp phần tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty, em xin có một số ý kiến nhỏ sau :

Ý kiến 1: Cuối tháng, nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết nhập lại kho hoặc có phế phẩm mộc, kế toán căn cứ vào báo cáo của các bộ phận, tổ đội sản xuất về số vật liệu dùng không hết hoặc số phế phẩm mộc quay lại thành nguyên vật liệu chính để tính ra giá trị thu hồi và hạch toán bút toán giảm chi phí sản xuất .

Nợ 152 - Nguyên vật liệu

Có 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có 6272 - Chi phí sản xuất chung (vật liệu)

Ý kiến 2 : Đối với những phụ tùng thay thế có giá trị lớn, công ty nên đưa vào hạch toán chi phí trả trước rồi phân bổ dần vào các kỳ sản xuất để gía thành sản phẩm không phải gánh chịu chi phí lớn trong kỳ xuất dùng và cũng phù hợp với tính chất của các phụ tùng thay thế có giá trị lớn là giá trị của chúng chuyển dịch dần dần vào nhiều kỳ sản xuất.

Ý kiến 3: Hiện nay công ty đang thực hiện đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành và theo từng khoản mục chi phí do đó khối lượng tính toán nhiều. Em xin mạnh dạn đề xuất như sau: Nguyên vật liệu chính gồm đất sét và than trộn lẫn từ đầu qui trình bởi vậy kế toán tổng hợp nên tập hợp gộp 2 loại nguyên vật liệu này vào cùng một khoản mục chi phí NVLTT và tính một tỉ lệ mức độ hoàn thành là 100%, CPSX chung nên XD một tỉ lệ hoàn thành chung là 50% để giảm khối lượng tính toán.

Ví dụ: Đánh giá sản phẩm dở cuối tháng 3/2015: 258.814.658 + 719.085.951

NVLTT = x 4.166.767 x 100% = 393.052.529 6.200.000 + 4.166.767x100%

CPCNTT = 141.972.162

283.420.680 + 546.044.000

CPSXC = x 4.166.767 x 50% = 208.621.675 6.200.000 + 4.166.767 x 50%

Tổng giá trị sản phẩm dở cuối kỳ là: 743.646.366

Ý kiến 4 : Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ, thực tế công ty đã xây dựng kế hoạch giá thành công xưởng cho từng loại sản phẩm theo từng khoản mục, tuy nhiên chỉ làm cơ sở để khoán giá thành cho từng nhà máy. Em xin đề xuất về việc tính giá thành như sau: Trên cơ sở giá thành kế hoạch đã xây dựng, cuối tháng kế toán căn cứ vào sản lượng nhập kho (QTC) xác định tỉ lệ tính giá thành cho các loại qui cách sản phẩm, phẩm cấp khác nhau bằng cách: xác định tổng gía thành thực tế và chia cho tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế ta được tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục. Căn cứ vào tỉ lệ tính giá thành xác định giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:

Giá thành = Tỉ lệ tính giá thành x Số lượng x Giá thành sản phẩm i theo từng khoản mục thành phẩm i (QTC) kế hoạch SP i Giá thành sản phẩm i

Giá thành đơn vị =

Số lượng sản phẩm i (QTC)

Ví dụ: Trích bảng giá thành kế hoạch công ty đã xây dựng năm 2015 tính cho 1.000đvị sản phẩm QTC:

Khoản mục R60 R150 Nem 300

NVLTT 77.640 187.150 216.976

NCTT 48.964 128.558 207.736

Cộng 218.396 546.184 850.075

Tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế:

Khoản mục R60 R150 Nem 300x300 Cộng NVLTT 312.889.200 174.049.500 269.050.240 755.988.940 NCTT 197.324.920 119.558.940 257.592.640 574.476.500 SXC 369.921.760 214.342.680 527.450.120 1.111.714.560 Cộng 880.135.880 507.951.120 1.054.093.000 2.442.180.000 Lập bảng tính tỉ lệ phân bổ giá thành: Khoản mục DĐK PS DCK Tổng giá thành thực tế Tổng gía thành KH theo SL thực tế Tỉ lệ tính giá thành NVLTT 258.814.658 719.085.951 352.318.688 625.581.921 755.988.940 0,828 NCTT 131.854.766 631.439.330 141.972.162 621.321.934 574.476.500 1,082 SXC 283.420.680 546.044.000 243.746.305 585.718.375 1.111.714.560 0,527 Cộng 674.090.104 1.896.569.281 738.037.155 1.832.622.230 2.442.180.000

Bảng tính giá thành của từng sản phẩm: Khoản mục Tỉ lệ tính giá thành R60 SL: 4.030.000 R150 SL: 930.000 Nem 300 SL: 1.240.000 Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành thực tế giá thành ĐV Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành thực tế giá thành ĐV Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành thực tế giá thành ĐV NVLTT 0,828 312.889.200 258.915.813 64,25 174.049.500 144.025.961 154,87 269.050.240 222.639.074 179,55 NCTT 1,082 197.324.920 213.406.901 52,95 119.558.940 129.302.994 139,04 257.592.640 278.586.440 224,67 SXC 0,527 369.921.760 194.911.775 48,37 214.342.680 112.937.158 121,44 527.450.120 277.913.468 224,12 880.135.880 667.234.489 165,57 507.951.120 386.266.113 415,34 1.054.093.000 779.138.982 628,34

Ý kiến 5 : Công ty cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế như :

- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, quản lý chặt chẽ vật liệu tồn kho, vật liệu phế liệu thu hồi trong sản xuất , tìm nguồn nguyên vật liệu có chất lượng cao mà giá cả hợp lý, tổ chức quá trình thu mua, bảo quản , dự trữ nguyên vật liệu một cách khoa học chống lãng phí, chống tồn đọng kho gây ứ đọng vốn ...

- Tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động, từ đó mới giảm được chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm , Khoản trích theo lương là một khoản chi phí cố định vì được tính theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất nên khi năng suất lao động nâng cao sẽ làm cho các chi phí đó một đơn vị sản phẩm giảm xuống, mặt khác chi phí khấu hao tài sản cố định và một số khoản chi phí sản xuất chung khác cũng tương đối cố định nên năng suất lao động càng nâng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm càng giảm xuống.

Ngoài ra công ty nên thực hiện việc trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ vào giá thành nhằm tạo lập quĩ khi phát sinh hoạt động sửa chữa không làm tăng giá thành đột biến.

- Về phía phòng kế toán : Việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất được hạch toán một cách đầy đủ và chính xác cũng góp phần phản ánh giá thành sản phẩm chính xác giúp cho các nhà lquản lý nắm được sự biến động tăng giảm của giá thành sản phẩm trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh .

KẾT LUẬN

Trải qua thời gian xây dựng và phát triển, công ty CP Vĩnh Tiến đã đạt được những thành công đáng kể trên con đường phát triển của mình. Nhờ vậy mà công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các sản phẩm của công ty ngày càng được các doanh tin tưởng lựa chọn. Những thành công có được ngày hôm nay của công ty là nhờ có sự nỗ lực của toàn thể nhân viên cùng ban quản trị nói chung.

Việc hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với công ty. Hoàn thiện phần hành này giúp cho công ty tổ chức hoạt động tiêu thụ, kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, đảm bảo lợi nhuận tối ưu phục vụ lợi ích của công nhân viên, nhà quản trị cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Là một sinh viên thực tập ở công ty CP Vĩnh Tiến, do trình độ của bản thân còn hạn chế, đồng thời do thời gian ngắn nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung góp ý thêm của các thầy cô hướng dẫn thực tập và các cán bộ nghiệp vụ trong công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Thủy cũng các anh chị trong phòng kế toán và ban giám đốc công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TIẾN (Trang 80 - 86)