ĐẶT NHAN ĐỀ, XÁC ĐỊNH CÂU CHỦ ĐỀ

Một phần của tài liệu Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn (Trang 29 - 31)

*Yêu cầu của việc đặt nhan đề: Đúng, hay, ngắn gọn, phải khái quát được cao nhất nội dung tư tưởng của văn bản, phải cô đọng được cái thần, cái hồn của văn bản.

Cần: đọc kỹ văn bản để hiểu ý nghĩa của văn bản sau đó mới xác định nhan đề.

Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.

*Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào:

-Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn.

-Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. -Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào

trong đoạn văn.

Lưu ý: Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành… Xác đinh được kiểu trình bày đoạn văn sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.

9.XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH CỦA VĂN BẢN

- Căn cứ vào tiêu đề của văn bản.

- Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần ( những từ khóa).

10.YÊU CầU XÁC ĐịNH TỪ NGỮ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐẠT NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG VĂN BẢN

Cần: + đọc kĩ đề.

+ liệt kê một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản.

* Bước 4: Định hướng cách làm các dạng câu hỏi : - Hình thức:

+Văn bản ngữ liệu: Một đoạn văn xuôi hoặc một đoạn thơ .

- Cách làm:

+ Đọc kĩ văn bản: chú ý bố cục, câu, từ ngữ, hình ảnh quan trọng( gạch chân hoặc đánh dấu), tên văn bản hoặc tranh ảnh minh họa có).

+ Đọc kĩ các yêu cầu của câu hỏi; trả lời trực tiếp, ngăn gọn, rõ ràng và đúng trọng tâm: + Mức nhận biết: nhận biết và chỉ ra.

+ Mức thông hiểu: cần suy nghĩ, liên hệ, tổng hợp nội dung, nêu bật ý trọng tâm. + Mức vận dụng: thường là câu hỏi mở. Có thể trả lời một hay nhiều nhưng phải có lí giải.

Căn cứ vào độ khó của những dạng đề thi và đáp án môn Ngữ Văn THPTQG từ năm năm 2016 đến năm 2018 và đề minh họa năm 2019, dạng câu hỏi đọc hiểu có sự phân hóa rõ, ở câu 3, 4 mức độ câu hỏi khá khó.( Minh họa kèm đề thi). Với dạng câu hỏi này, ngoài việc cung cấp cho học sinh cách nhận dạng các dạng câu hỏi như nêu trên, tôi cũng đưa ra một số cách làm những dạng câu hỏi gần với đề thi như sau:

Đề thi và đáp án môn Ngữ Văn THPTQG 2016, 2017, 2018. Đề minh họa 2019

Tôi xin đưa ra một số dạng câu hỏi và gợi ý cách làm bài cụ thể như sau:

MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP

1. Xác định chủ đề,nội dung chính, các ý chính của văn bản.

( Có thể yêu cầu đặt nhan đề cho văn bản)

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản. Dựa vào nhan đề, câu mở đầu, kết thúc văn bản, các câu chủ của các đoạn văn….để xác định nội dung chính - Đặt nhan đề: phải bao quát nội dung chính, hướng tới sự ngắn gọn, khúc chiết, tránh dài dòng..

- Xác định chủ đề, nội dung chính: phải căn cứ vào các từ ngữ lặp đi, lặp lại nhiều lần; mối liên hệ, gắn kết giữa các ý, các vế, các câu (cùng nói về vấn đề gì, nhấn mạnh điều gì?)

2. Xác định tư tưởng, tình cảm mà

tác giả gửi gắm. Dựa vào văn bảnthể hiện thái độ, dựa vào giọng điệu, dựa vào : dựa vào các câu , các từ ngữ nội dung văn bản.

3. Xác định phong cách ngôn ngữ. - Dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản để trả lời.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn (Trang 29 - 31)