- Lưu ý: Một văn bản có thể có nhiều biện pháp tu từ.
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2016-
Lớp: 11A3 Họ và tên:……….. MÔN NGỮ VĂN THỜI GIAN: 30 PHÚT
Điểm Lời phê của giáo viên
I.Đọc - hiểu văn bản
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi :
Tối 28/3, cùng với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn trong 1 giờ từ 20h30 đến 21h30.
Thông điệp “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu” đã được các bạn trẻ truyền tải đến cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú như đạp xe cổ động, diễu hành tập thể, phát tờ rơi, poster, vận động lấy cam kết.Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tổng số điện năng tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước là 520.000 kWh, tương đương tiết kiệm được khoảng 850 triệu đồng.
Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, chiến dịch Giờ Trái đất 2015 đã góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát trỉển kinh tế-xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
( Theo Tuổi trẻ, 29/3/2015)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?(0,5đ)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?(0,5đ)
3. Hãy giải thích thông điệp “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu” ? (1,0đ)
3. Viết đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về Giờ trái đất 2015(2,0đ)
II.Kiến thức
1. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ai? Trình bày hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?(2,0đ)
2. Chép và nêu cảm nhận về đoạn thơ nói về vẻ đẹp bức tranh thôn Vĩ buổi bình minh.(4,0đ)
Khối 12: Đề 1:
Lớp 12A3 Họ và tên: ……… NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN NGỮ VĂN -THỜI GIAN: 30 PHÚT
I.KIẾN THỨC (7,0đ)
Câu 1:Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của ai? Trình bày những hiểu biết về tác giả đó? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?(1,0)
Câu 2:Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị? (2,0đ) Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân?(3,0đ) Qua sự hồi sinh của Mị nhà văn muốn nói lên điều gì?(1,0đ)
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN XUÔI.(3.0 đ) Đọc văn bản sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:
Điều đầu tiên, mọi đứa trẻ đều muốn được sự khuyến khích cho những thứ chúng tôi đang cố gắng để đạt được. Tất nhiên ở mỗi gia đình, mỗi cha mẹ đều sẽ có một cách riêng để khuyến khích con mình. Ví dụ, mỗi lần tôi khoe kết quả tốt ở trường ba mẹ tôi thường khích lệ tôi bằng những lời khen, ba mẹ thường ôm hôn tôi. Những nụ cười thật tươi của họ khiến tôi tự hào về bản thân mình.
Điều thứ hai, hãy lắng nghe tiếng nói của con trẻ. Nhưng tôi biết rằng có nhiều bố mẹ chẳng mấy khi dành thời gian lắng nghe con mình để hiểu chúng ghĩ gì, muốn gì. Tuy rằng chúng tôi còn bé nhưng xin cha mẹ hãy nghe những lời chúng tôi nói. Lắng nghe những gì chúng tôi nói có thể giúp chúng tôi hiểu rằng mình được quan tâm, được yêu thương, chia sẻ.
Điều thứ ba, đừng kiểm soát con trẻ quá khắt khe cũng đừng quá nuông chiều. Nhiều cha mẹ có cách suy nghĩ rất lạ. Họ nghĩ rằng khi họ cho con của họ ít tự do hơn thì họ có thể kiểm soát được con của họ tốt hơn. Ngược lại, nhiều cha mẹ lại quá nuông chiều con cái (hoặc chỉ muốn rảnh tay, giao cho con ipad, iphone là xong) để chúng hoàn toàn tự do với thế giới internet, với các trò chơi trên mạng mà không để ý xem liệu những trang web con mình xem có phù hợp không, những trò chơi chúng chơi có độc hại không…..Ngoài ra, cũng do được nuông chiều mà có nhiều bạn trẻ mười mấy tuổi, có khi học tới đại học còn chưa biết nấu ăn, chưa biết làm việc nhà.
Điều thứ tư, tôi mong tất cả các ông bố bà mẹ trên đời này nếu vào một ngày xấu trời nào đó các vị gặp chuyện không vui bên ngoài như tắc đường, lỡ cuộc họp quan trọng, ra một quết định sai lầm hay đơn giản chỉ là tâm trạng không tốt thì àm ơn xin đừng trút những bực dọc đó lên đầu chúng tôi. Ai mà chẳng từng mắc lỗi, kể cả cha mẹ. Vậy nên hãy nhẹ lòng tha thứ cho mình hoặc sửa lỗi, nếu có thể, chứ đừng vô cớ mắng mỏ quát nạt chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất khó hiểu khi vô cớ bị trách mắng, xin đừng đặt gánh nặng lên vai chúng tôi.
(Trích bức thư của Nguyễn Vũ Hiểu Minh, một học sinh lớp 8 ở Wellington, New Zealand)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0,5đ)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)
Câu 3. Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.(0,5đ)
Câu 4. Anh/chị có ý kiến gì về vấn đề đặt ra trong văn bản: “đừng kiểm soát con trẻ quá
khắt khe cũng đừng quá nuông chiều”. (Trình bày trong 5-7 dòng).(1,5đ)
Đề 2:
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 12 (Tháng 12)
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2017 - 2018 Lớp 12 A4