Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp kiểm toán NEU (Trang 38 - 44)

2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

“Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu quả. KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục đánh giá tính hiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB.”

“Đầu tiên, KTV sẽ tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu sâu hơn về hệ thống KSNB của khách hàng như: Khách hàng có những thủ tục nào để kiểm soát tiền mặt tại quỹ, Quy trình xét duyệt đơn đặt hàng như thế nào, quy trình mua sắm tài sản cố định cần phải qua những ai xét duyệt, … Qua đó, KTV có được cái nhìn rõ ràng nhất về KSNB và xác nhận được KSNB là hiện hữu.”

“Sau đó, KTV tiến hành quan sát hoặc thực hiện lại (nếu có thể) để đảm bảo những quy định đó được tuân thủ đúng.”

“Cuối cùng, để xác định được liệu các quy định đặt ra bởi Ban giám đốc có hiệu quả không. KTV tiến hành chọn mẫu đến các bộ chứng từ kiểm tra các chữ ký phê

34 duyệt, kiểm tra các dấu hiệu của KSNB và đánh giá việc KSNB có góp phần hạn chế sai phạm hay không?”

“Tuy nhiên, thông thường việc kiểm tra KSNB thường bị bỏ qua do đặc thù tại Việt Nam cũng như sự eo hẹp về chi phí cũng như thời gian.”

2.2.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được

“Tại KPMG Việt Nam, có 2 loại thử nghiệm cơ bản là: Kiểm tra chi tiết (Test of Detail – TOD) và Thủ tục phân tích (Analytical Review Procedure - ARP). Hai thủ tục này sẽ sử dụng thay thế cho nhau ngoài ra còn một số thủ tục nhỏ khác như: Tính toán lại (Recalculate), Đối chiếu (Reconcile), …”

➢ Thủ tục kiểm tra chi tiết (TOD):

“TOD là một thủ tục phổ biến nhất trong các cuộc kiểm toán tại KPMG Việt Nam. Hầu hết các nghiệp vụ đều có thể áp dụng TOD trừ một số các nghiệp vụ thiên về mặt kế toán và không có chứng từ đi kèm như phân bổ khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ, … Tuy nhiên TOD thường chiếm nhiều thời gian cũng như nhân sự, vì vậy TOD thường là thủ tục được sử dụng nhiều nhất nhưng cũng là thủ tục được lựa chọn cuối cùng, chỉ khi thực hiện các thủ tục khác khó khăn, không đủ thông tin hay không thể đem lại kết quả chính xác, KTV sẽ lựa chọn TOD.”

“TOD có nghĩa là kiểm toán viên sẽ xem xét đến tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ dùng để ghi nhận kế toán cũng như các ghi nhận kế toán có phù hợp với chứng từ đi kèm không.”

“TOD thường giúp đảm bảo các cơ sở dẫn liệu như: Tính hiện hữu – phát sinh, quyền và nghĩa vụ, đúng kỳ, … TOD thường không thể đảm bảo cơ sở dẫn liệu về mặt giá trị mà thường phải thực hiện tính toán lại và đối chiếu thêm và cũng như nhiều thủ tục khác, việc xem xét từ sổ đến chứng từ không thể đảm bảo cơ sở dẫn liệu đầy đủ.”

35 “Khi thực hiện TOD, Kiểm toán viên sẽ tiến hành tổng hợp những nghiệp vụ phát sinh (đối với các giao dịch), chi tiết số dư cuối kỳ (đối với số dư cuối kỳ) và sử dụng phần mềm chọn mẫu Excel Analystic chọn ra những nghiệp vụ hoặc số dư cần TOD.”

“Sau đó, KTV tiến hành kiểm tra đến các chứng từ liên quan và với mỗi một mục tiêu kiểm toán khác nhau, việc xác đinh các chứng từ quan trọng cần lưu ý đến là khác nhau. Ví dụ, khi KTV thực hiện kiểm tra việc thanh toán cho người bán thì mục tiêu kiểm toán là tính phát sinh và chính xác của nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy. chứng từ cần lưu ý đến là Sao kê, Giấy báo nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, đối với nghiệp vụ thanh toán tiền mua hàng hóa vào ngày kết thúc kỳ kế toán, mục tiêu kiểm toán là tính đúng kỳ. Khi đó, KTV cần quan tâm đến các chứng từ về chuyển giao quyền và nghĩa vụ như Biên bản bàn giao, nghiệm thu, Biên bản nhập kho, Biên bản thanh lý hợp đồng.”

“Về mặt chọn mẫu, KPMG Việt Nam sử dụng phần mềm MUS để chọn mẫu. KTV tiến hành tổng hợp tổng thể cần chọn mẫu (Population – POP) sau đó tiến hành chạy phần mềm và phần mềm sẽ kết xuất ra các mẫu cần chọn. Cơ chế hoạt động của phần mềm cũng dựa trên các nguyên lý chọn mẫu thông thường dựa vào mức trọng yếu thực hiện (Performance Materiality – PM), POP cũng như rủi ro của khoản mục liên quan.”

➢ Thủ tục phân tích (ARP):

“ARP là thủ tục dựa vào sự thay đổi có thể lượng hóa theo mô hình của các khoản mục để tiến hành kiểm tra các số liệu ghi nhận của kế toán. Ví dụ: Chi phí thuê văn phòng của Công ty TNHH A là 1 tỷ VNĐ mỗi tháng, vậy chi phí thuê văn phòng 1 năm là 12 tỷ VNĐ. Vậy thay vì TOD các chứng từ chi trả chi phí thuê văn phòng (12 chứng từ) thì KTV chỉ cần thu thập hợp đồng thuê văn phòng để kiểm tra các thông tin về giá thuê mỗi tháng và các chi phí phát sinh khác, sau đó nhân 12 tháng sẽ có thể xác minh được chi phí thuê văn phòng là chính xác.”

36 “Chính vì dựa vào sự thay đổi có thể lượng hóa theo mô hình, do đó ARP là một thủ tục tuy thực hiện đơn giản nhưng yêu cần kỹ năng cao ở KTV, thông tin cần đầy đủ chính xác, các khoản mục phải thỏa mãn ít biến động hoặc các biến động có thể lượng hóa theo mô hình tương đối đơn giản, vì thế không phải khoản mục nào cũng có thể ARP.”

“Thông thường, trên BCTC chỉ một số các khoản mục ở một số doanh nghiệp có thể thõa mãn các điều kiện trên và có thể ARP ví dụ như các loại chi phí phát sinh đều đặn hàng tháng, lương người lao động tại các công ty FDI, doanh thu tại các công ty cung cấp các dịch vụ thu phí định kỳ,…”

“ARP là một thủ tục hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhưng đòi hỏi cao về cả trình độ của KTV cũng như yêu cầu nhiều về mặt số liệu vì vậy tuy hiệu quả nhưng thường không được sử dụng nhiều như TOD.”

“Đối với TOD và các thủ tục khác, các sai lệch sẽ được so sánh với AMPT tuy nhiên đối với ARP, những chênh lệch khi ARP với số liệu ghi nhận của kế toán sẽ được đối chiếu với Threashold (Chênh lệch có thể chấp nhận được khi sử dụng các mô hình ước lượng). Tuy công thức và giá trị khác nhau tuy nhiên Threashold cũng có bản chất gần tương tự AMPT và cũng được tính toán dựa trên mức trọng yếu, POP và mức độ rủi ro của khoản mục cần ARP.”

➢ Các thủ tục khác:

“Một số thủ tục khác cũng được KPMG Việt Nam sử dụng để thực hiện kiểm toán như:”

- “Tính toán lại (Recaculate): Thủ tục này thường được áp dụng để kiểm toán các khoản mục và giao dịch thiên về mặt xử lý số liệu kế toán như: Phân bổ khấu hao, Phân bổ công cụ dụng cụ, Ghi nhận lãi vay dự trả, dự thu, … Kiểm toán viên thực hiện thu thập bảng tính của kế toán, kiểm tra đến tính chính xác của bảng tính và thực hiện tính toán lại sau đó đối chiếu với số liệu của kế toán.”

37 - “Đối chiếu (Reconcile): Là thủ tục kiểm toán viên đối chiếu số liệu kế toán ghi nhận với các dữ liệu thu thập từ bên ngoài hoặc các thông tin khác không mang tính hóa đơn chứng từ. Ví dụ như đối chiếu Bảng lương nhân viên với số chi phí lương nhân viên ghi nhận của kế toán, đối chiếu dữ liệu nhập xuất tồn hàng tồn kho với giá vốn hàng hàng bán. Bên cạnh việc xác nhận số liệu kế toán ghi nhận là đúng, việc đối chiếu còn giúp phát hiện ra những sai lệch trong chu trình kế toán cũng như những dấu hiệu cố tình thay đổi dữ liệu kế toán.”

Trình bày giấy tờ làm việc

“Giấy tờ làm việc được trình bày trên excel và được lưu trữ cũng như quản lý trong phần mềm eAudit.”

“Một Wps gồm các phần:

+ Mục tiêu (Objective): Nêu rõ mục tiêu của giấy tờ làm việc (mục tiêu kiểm toán hướng đến);

+ Công việc cần làm (Workdone): Nêu các thủ tục kiểm toán thực hiện trong Wps; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguồn (Source): Nêu các nguồn dữ liệu được kiểm toán viên sử dụng để trình bày Wps;

+ Phần thực hiện các thủ tục kiểm toán (Documentation);

+ Kết luận (Conclusion): Đưa ra kết luận về việc có đạt được mục tiêu hay không.”

38

Hình 2-1: Minh họa mẫu WP tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

Nguồn: Giấy tờ làm việc (WP) của Công ty TNHH KPMG Việt Nam

2.2.2.3 Đánh giá các sai phạm và phạm vi kiểm toán

“Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, sẽ xuất hiện các sai phạm và kiểm toán viên sẽ đưa ra những đánh giá về các sai phạm đó. Như đã trình bày, những sai phạm nhỏ hơn AMPT và Threashold sẽ được bỏ qua do không gây ảnh hưởng đến BCTC. Tuy nhiên, khi xét tổng thể BCTC các sai phạm này sẽ được cộng tổng và đánh giá về khả năng ảnh hưởng đến BCTC.”

“Riêng đối với các sai phạm lớn hơn AMPT và Threshold kiểm toán viên sẽ tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung để đưa ra các nguyên nhân gây chênh lệch và đề xuất bút toán điều chỉnh.”

“Các chênh lệch và bút toán điều chỉnh sẽ được đưa vào biên bản kiểm toán.”

2.2.2.4 Thực hiện xem xét lại Báo cáo tài chính

“Trước khi đi đến kết thúc cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán, lần lượt Trưởng nhóm, Chủ nhiệm kiểm toán và sau đó là Giám đốc kiểm toán sẽ xem xét và kiểm tra lại toàn bộ Wps. Những vấn đề không rõ, còn có thiếu sót sẽ được yêu cầu

39 làm rõ và bổ sung cho đến khi Wps có thể tiếp cận được tất cả mọi rủi ro và tất cả các sai sót trọng yếu đã được phát hiện.”

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp kiểm toán NEU (Trang 38 - 44)