Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp kiểm toán NEU (Trang 54 - 60)

TNHH KPMG Việt Nam”

➢ Về nhân sự:

“Mặc dù nhân sự của KPMG đều là những nhân sự có kiến thức, kỹ năng, có chất lượng cao, tuy nhiên tỷ lệ đào thải nhân lực tại các doanh nghiệp kiểm toán khác nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng là rất cao do áp lực công việc đặc biết vào mùa bận cao, công việc nhiều nhưng nhân viên lại cảm thấy tiền lương mình nhận được chưa xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Do đó, công ty cần có thêm các chính sách khen thưởng phúc lợi cho nhân viên, tăng lương trong mùa bận, tăng công tác phí cho mỗi nhân viên. Hiện tại các nhân viên đi khách hàng tại nội thành Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh không có công tác phí mặc dù vẫn phải tự chi trả các chi phí ăn uống đi lại, công ty nên xem xét chính sách về công tác phí cho các nhân viên kiểm toán cho khách hàng ở nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.”

➢ “Về tổ chức bộ máy hành chính”

“KPMG Việt Nam nên cải thiện chuyên môn hóa và cố gắng sắp xếp các cuộc kiểm toán chuyên môn hóa theo các phòng ban nhằm đảm bảo tránh việc quản lý theo công việc trong thời gian cao điểm để tránh sự không nhất quán về mặt quản lý.

50 KPMG Việt Nam có thể xem xét việc thực hiện mô hình quản lý theo hướng ma trận để phù hợp hơn với đặc điểm mùa vụ.”

“Ngoài ra để giải quyết vấn đề liên quan đến bộ phận tài chính kế toán, công ty có thể cân nhắc việc mỗi ngày phân công một nhân viên phòng kế toán đến sớm hoặc ở lại muộn để tạo điều kiện cho hoạt động hoàn ứng, tạm ứng công tác phí, không làm ảnh hưởng đến công việc của các KTV.”

➢ “Về tổ chức công tác kiểm toán”

“Công tác lập kế hoạch kiểm toán cần được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là với các hợp đồng lớn, việc giảm áp lực thời gian cho nhân viên là cơ sở để thực hiện các hoạt động này tốt hơn.”

“Việc liên kết giữa các công ty kiểm toán cũng vô cùng cần thiết, mặc dù bảo mật thông tin của khách hàng là điều kiện tiên quyết đối với nghề kiểm toán tuy nhiên việc trao đổi thông tin với sự đồng ý của khách hàng hay thực hiện việc liên kết chi sẻ thông tin với nhau trong giai đoạn hiện nay của thị trường la điều kiện cần thiết, mặc dù riêng KPMG Việt Nam không thể thực hiện điều đó.”

“Công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện xem xết KSNB cần được chú trọng hơn. Các thủ tục kiểm tra và đánh giá KSNB cần được thiết kế cụ thể và chi tiết hơn. Hơn nữa, hiện tại công việc kiểm tra chi tiết đang tốn nhiều thời gian và nhân lực dẫn đến áp lực lớn cho các KTV vì vậy nếu thiết kế thủ tục kiểm tra và đánh giá KSNB hiệu quả sẽ giảm bớt được công việc kiểm tra chi tiết giảm áp lực cho nhóm kiểm toán.”

“Các thủ tục kiểm toán cũng nên đổi mới, nên sử dụng phần mềm hỗ trợ đối với các thủ tục kiểm toán ARP, tính toán lại hay đối chiếu để những thủ tục này được áp dụng nhiều hơn đặc biệt là ARP để giảm bớt các thủ tục TOD nhằm rút ngắn thời gian thực hiện kiểm toán.”

51 “Quy trình kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại KPMG Việt Nam hiện đã tương đối hoàn chỉnh, vì vậy cần phải tăng tuân thủ các quy định về kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.”

“Để thực hiện được điều đó cần phải giảm bớp áp lực về mặt thời gian cũng như công tác kiểm toán trong giai đoạn cao điểm, bên cạnh đó nên có những đàm phán hợp đồng với khách hàng phù hợp về thời gian kiểm toán để có thể tránh áp lực về mặt thời gian và tuân thủ được đầy đủ các quy định về kiểm soát chất lượng.”

52

KẾT LUẬN

Quá trình thực tập thực tế là thời gian tốt nhất để mỗi sinh viên áp dụng những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập ở nhà trường vào thực tiễn công việc. Sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, chuyên môn của mình. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG, em đã được tìm hiểu một số vấn đề cơ bản lớn về công ty như tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kiểm toán để từ đó đưa ra những đánh giá kiến nghị về những mặt ưu điểm cũng như những mặt hạn chế trong việc tổ chức công tác kiểm toán của công ty. Trong báo cáo này em đã cố gắng trình bày các vấn đề cơ bản đó bằng những kiến thức của mình về cả lý luận lẫn thực tiễn trong suốt quá trình học tập ở nhà trường và thực tập tại công ty. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như các anh chị trong công ty để báo cáo của mình được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ bảo, giúp đỡ của ThS. Nguyễn Thị Mai Chi, Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty KPMG, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kiểm toán III của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo.

“Em xin chân thành cảm ơn!”

“Hà Nội, ngày 25, tháng 02, năm 2020” Sinh viên

Nhật Hà Quang Nhật

53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.”

2. “GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS Ngô Trí Tuệ (2014), Kiểm toán tài

chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.”

3. “Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính)”

4. Nguồn tài liệu phục vụ đào tạo tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

5. “Báo cáo minh bạch các năm tài chính: 01/7/2017 - 30/6/2018, 01/7/2018 - 30/6/2019 của công ty TNHH KPMG Việt Nam”

6. “Tài liệu nội bộ của công ty TNHH KPMG Việt Nam” 7. “Website: http://www.KPMG.com”

8. “Website: http://www.vacpa.org.vn”

10. Website: https://kiemtoan.info/bang-xep-hang-cac-cong-ty-kiem-toan-tai-

54

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: “Danh sách Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam (cập nhật 07/01/2020)”

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp kiểm toán NEU (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)