“Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, KPMG Việt Nam vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định cần khắc phục.”
➢ Về nhân sự
“Do khối lượng công việc lớn, đặc biệt vào mùa bận, việc làm thêm ngoài giờ (overtime) là thường xuyên, nhưng ít khi các nhân viên chấm công ngoài giờ phần vì tình hình chung các công ty kiểm toán đều vậy, phần vì có thể chủ nhiệm kiểm toán không phê duyệt. Thời gian đi công tác tại khách hàng thường chỉ giúp Kiểm toán
47 viên tiến hành các thủ tục và phát hiện các vấn đề chính, việc trình bày và hoàn thiện file mất khá nhiều thời gian, đặc biệt theo dõi TXN và các tài liệu liên quan đến bên thứ ba. Nhiều kiểm toán viên không chịu được áp lực đã phải rời bỏ công việc, thậm chí nghỉ giữa mùa bận khiển việc tồn đọng cần chuyển giao cho người mới làm giảm hiệu quả chung. Ngoài ra còn các lí do khách quan khác dẫn đến thiếu hụt nhân sự như tai nạn hay nghỉ sinh, … việc này tuy không tránh được nhưng đều khiến tiến độ bị trì hoãn.”
➢ Về tổ chức quản lý
“Hiện tại, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, KPMG Việt Nam còn có văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng việc này dẫn đến khó khăn trong quá trình quản lý.”
“Bên cạnh đó, việc phân chia nhân viên về các phòng chuyên môn hóa, tuy nhiên, hiện tại KPMG Việt Nam chưa thể tiến hành chuyên môn hóa cho toàn bộ nhân viên do đó dẫn đến các nhân viên tuy phân về các phòng khác nhau nhưng thường thực hiện các hợp đồng kiểm toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau.”
“Chính vì điều ngày KPMG Việt Nam trong thời kỳ cao điểm của kiểm toán khó có thể quản lý nhân viên theo mô hình phòng ban mà phải quản lý theo mô hình từng hợp đồng kiểm toán cụ thể. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình quản lý cũng như gây khó khăn trong quá trình nhận xét đánh giá nhân viên.”
“Bên cạnh đó, hoạt động của phòng tài chính kế toán của công ty không thực sự hiệu quả trong mùa bận, chưa tạo điều kiện cho các nhân viên trong việc hoàn ứng, kê tạm ứng công tác phí. Việc hoàn ứng yêu cầu phải có chứng từ hóa đơn có chữ ký của một nhân viên phòng kế toán, và nhân viên văn thư cùng sự phê duyệt của chủ nhiệm kiểm toán, tuy nhiên trong mùa bận, các KTV thường xuyên phải đi tới khách hàng sớm và trở về văn phòng muộn so với thời gian làm việc của nhân viên kế toán, do đó công tác hoàn ứng công tác phí bị cản trở.”
48 ➢ Về tổ chức kiểm toán
“Các bước lập kế hoạch kiểm toán thường được cắt giảm để đảm bảo về mặt thời gian, đặc biệt là kế hoạch chiến lược thường bị lược bỏ đáng kể. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết thường không được thực hiện trước cuộc kiểm toán mà thường được thực hiện trong cuộc kiểm toán song song với quá trình thực hiện kiểm toán, dẫn đến công việc thực hiện kiểm toán thường phụ thộc nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên chứ chưa thể hiện được sự hỗ trợ hướng đẫn từ chương trình kiểm toán.”
“Về mặt thu thập thông tin, do các thông tin KTV thu thập đa số từ khách hàng nguồn thông tin từ bên thứ ba hay thừ kiểm toán viên tiền nhiệm thường ít và không đảm bảo tính khách quan đặc biệt đối với các khách hàng năm đầu. Chính vì vậy, những quyết định về rủi ro, trọng yếu hay các thủ tục phân tích thực hiện trên các thông tin này thường không phải ánh chính xác.”
“Về đánh giá KSNB, KPMG xây dựng quy trình đánh giá KSNB tuy nhiên do eo hẹp về mặt thời gian cũng như nhân sự, việc đánh giá KSNB thường được lược bỏ và thực hiện kiểm toán trên cơ sở không tin tưởng vào KSNB.”
“Chương trình kiểm toán (ROMM) được thiết kế riêng cho từng hợp đồng kiểm toán và từng phần hành, tuy nhiên do eo hẹp về nhân sự và thời gian, các ROMM thường khá tương đồng nhau do sử dụng ROMM của các khách hàng có tính chất tương đồng nhau. Chính vì vậy, đôi khi ROMM không thực sự chi tiết và phù hợp với từng khoản mục và từng hợp đồng kiểm toán. Điều đó, KTV thường thực hiện dựa nhiều vào kinh nghiệm thay vì thực hiên theo hướng dẫn của ROMM.”
“Các thủ tục kiểm toán như ARP thì thường khó áp dụng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam vì đặc điểm kinh doanh khó có thể xác định theo mô hình trong khi đó thủ tục kiểm toán TOD thì tương đối máy móc và mất thời gian thu thập chứng từ kế toán.”
49 ➢ “Về kiểm soát chất lượng kiểm toán”
“Quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán đôi khi không được coi trọng với một số khách hàng lâu năm cũng như khách hàng nhỏ”
“Việc thực hiện kiểm soát trong giai đoạn cao điểm đôi khi chỉ mang tính hình thức do áp lực về mặt thời gian và số lượng công việc lớn.”
“Vì đặc thù cũng là ngành cung cấp dịch vụ, do đó đôi khi để chiều lòng khách hàng đảm bảo tiến độ phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán cùng BCTC mà các quy trình giám sát để đảm bảo kịp tiến độ.”