Một số phương pháp xác định úng lụt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 82 - 84)

Nội dung của tính toán úng lụt là xác định: độ sâu ngập, thời gian ngập, diện tích ngập, tổng lượng nước ngập, cường suất lên/xuống ngập…tại vùng nghiên cứu. Một số phương pháp xác định úng lụt thường được sử dụng đuwọc trình bày dưới đây.

2.3.1.1. Phương pháp điều tra vết lũ

trong quá khứ thông qua các dấu vết mà trận lũ để lại trên bờ, cây cối, các công trình kiến trúc xây dựng; phỏng vấn dân cư sống trong đó và các cơ quan nhà nước trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó tạo ra một bộ số liệu đủ dày, kết hợp với địa hình để khoanh vùng được vùng ngập, xác định được mức độ ngập.

Phương pháp này được sử dụng ở những vùng không có quan trắc KTTV và thể hiện một bức tranh khái quát về ngập lụt ở một vùng cụ thể.

2.3.1.2. Phương pháp ảnh Viễn thám

Ngày nay, công nghệ Viễn thám và GIS đã cung cấp các công cụ mạnh mẽ để thu thập dữ liệu, phân tích không gian và hiển thị đồ họa. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS và viễn thám trong theo dõi cũng như xác định vùng úng lụt. Trên cơ sở sử dụng chuỗi thời gian của các chỉ số bao gồm chỉ số khác biệt thực vật NDVI và chỉ số thực vật tăng cường EVI cũng như chỉ số mặt nước LSWI để mô tả khu vực bị ngập với lớp phủ thực vật trên bề mặt đất.

Ưu điểm của phương pháp Viễn thám là có thể xác định được vùng úng lụt ở những nơi không có số liệu quan trắc KTTV. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát các trận lũ có thể xuất hiện mây mù làm ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh viễn thám.

Thông thường phương pháp ảnh Viễn thám thường được kết hợp với phương pháp mô hình mô phỏng để so sánh đánh giá việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.

2.3.1.3. Phương pháp mô hình toán

Trong trường hợp ít số liệu quan trắc KTTV và không đồng nhất thì phương pháp mô hình toán thường được áp dụng. Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên bản chất vật lý của dòng chảy là một quá trình liên tục chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí tượng, địa hình, địa chất, mặt đệm và hoạt động của con người, người ta sử dụng các phương trình toán học để mô tả các quá trình vận động, tương tác đó.

định úng lụt. Phương pháp điều tra thực địa vết lũ các trận lũ lớn xảy ra trong quá khứ có cơ sở thực tiễn, đơn giản, dễ thực, tuy nhiên chỉ tái hiện lại được tình trạng úng lụt, mà chưa dự tính được khả năng ngập khi có sự thay đổi về điều kiện KTTV hoặc/và mặt đệm, công trình xây dựng trên hệ thống. Phương pháp này tốn nhiều công sức, mất nhiều thời gian và có những điểm không thể đo đạc được hoặc không thu thập được số liệu. Tuy nhiên, nó vẫn mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong công tác chỉ huy phòng chống lũ lụt cũng như làm cơ sở để đánh giá, so sánh với các nghiên cứu khác.

Sử dụng phương pháp mô toán là rất thiết thực, có hiệu quả cao và cũng là cách tiếp cận hiện đại và đang được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây trên thế giới và Việt Nam.

Thực tế, việc kết hợp phương pháp mô hình toán với điều tra vết lũ hoặc/và ảnh viễn thám được coi là tối ưu. Phương pháp tổng hợp này đã được Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự [55], Vũ Đức Long [40] áp dụng khá thành công. Số liệu thu được từ công tác điều tra khảo sát và ảnh vệ tinh các trận lũ thực tế trong quá khứ sẽ là căn cứ để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để mô phỏng toàn cảnh bức tranh ngập lụt theo thời gian của trận lũ cũng như các kịch bản cực đoan chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 82 - 84)