Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do úng lụt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 40 - 41)

Việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra, có một số nghiên cứu sau: Trần Ngọc Anh (2011) [2] đã nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn; Võ Thị Thanh Xuân (2005) đã thực hiện Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải lưu vực sông Tô Lịch - Thành phố Hà Nội”. Tác giả đã sử dụng phương pháp: tổng hợp, phân tích các quy hoạch thoát nước một số đô thị nhằm đúc rút kinh nghiệm để thiết lập các cơ sở khoa học và phương pháp luận trong quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị, làm cơ sở phân tích, đánh giá quy hoạch thoát nước lưu vực sông Tô Lịch; Phương pháp kế thừa các nghiên cứu về quy hoạch thoát nước thành phố Hà Nội đã có; Phương pháp mô hình toán: sử dụng mô hình thủy văn, thủy lực SWMM để thiết kế và kiểm tra hệ thống thoát nước với các trận mưa thực tế [80]; Nguyễn Thị Thảo Hương (2011) đã sử dụng mô hình MIKE FLOOD

để nghiên cứu quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi [31]; Hoàng Thị Nguyệt Minh (2014) đã thực hiện "Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ". Tác giả đã sử dụng bộ mô hình MIKE để mô phỏng lũ, ngập lụt lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Qua đó đánh giá các phương án tiêu thoát lũ cho lưu vực nghiên cứu [41].

- Nguyen Mai Dang (2010) [100] đã nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt tổng hợp cho vùng phân lũ sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Trong đó tác giả đã sử dụng bộ mô hình MIKE để mô phỏng lũ vùng nghiên cứu để dưa ra đánh giá rủi ro lũ lụt tổng hợp trên các mặt: mối nguy hiểm (độ sâu ngập, thời gian ngập, tốc độ dòng chảy), kinh tế (nhà dân, sử dụng công cộng đặc biệt, hạ tầng cơ sở xã hội, nông nghiệp), xã hội (dân số, nhận thức về lũ lụt, giá trị tinh thần, thu nhập), môi trường (ô nhiễm, xói mòn, không gian mở), tổn thương (kinh tế, xã hội, môi trường).

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 40 - 41)