Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 95 - 97)

Chương 2 đã phân tích 3 nhân tố ảnh hưởng đến úng lụt gồm: nhân tố nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh. Nhân tố nội sinh rất ít biến đổi theo thời gian. Trong đó nhân tố vị trí địa lý, địa hình và địa chất ít biến đổi theo thời gian nhất. Các nhân tố nội sinh có vai trò rất quan trọng đến úng lụt tuy nhiên do nó biến đổi theo thời gian rất ít nên không được đưa vào đánh giá định lượng trong nghiên cứu này. Các nhân tố ngoại sinh là các nhân tố gây úng lụt có nguồn gốc KTTV có sự thay đổi rất lớn theo không gian và thời gian. Do tác động của địa hình, lưu vực sông Cả được chia thành 5 vùng mưa, lũ khác nhau. Trong đó, nhân tố mưa, lũ thượng nguồn là quan trọng nhất. Sự lệch pha mưa, lũ giữa các vùng đã tạo nên sự đa dạng của úng lụt ở hạ du sông Cả. Thực tế, vùng trung, hạ lưu có tác động lớn nhất đến mức độ úng lụt vùng nghiên cứu. Trong

nhân tố ngoại sinh, nhân tố nước biển dâng do bão cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới úng lụt ở hạ du sông Cả nên cũng được đưa vào nghiên cứu kỹ lượng.

Dưới tác động của phát triển KT – XH (nhân tố nhân sinh), sự ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa ở thượng nguồn sông đóng một vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu đã đưa 13 hồ chứa lớn, đặc biệt là 3 hồ chứa lớn có nhiệm vụ cắt lũ trong Quy trình vận hành liên hồ chứa vào tính toán, đánh giá định lượng ảnh hưởng của nó đến úng lụt ở hạ du.

Do sự đồng bộ về số liệu, thiếu tài liệu theo không gian, nên đã lựa chọn công cụ giải quyết bài toán úng lụt ở hạ du sông Cả là bộ mô hình MIKE.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ CHÍNH ĐẾN ÚNG LỤT Ở HẠ DU SÔNG CẢ

Như đã trình bày trong Chương 2, nghiên cứu này chỉ đi sâu vào các nhân tố gây úng lụt có nguồn gốc khí tượng thủy văn. Cụ thể là xét tới 4 kịch bản: 1) Úng lụt do mưa lớn ở thượng nguồn 2) Úng lụt do sự xả/cắt lũ vận hành các hồ chứa ở thượng du 3) Úng lụt do nước biển dâng do bão, và 4) Ngập úng do mưa lớn tại nội đồng. Việc đó được thực hiện nhờ bộ công cụ MIKE với các mô đun: MIKE NAM, MIKE 11, MIKE 21, MIKE FLOOD. Trong chương này, sẽ tiến hành xây dựng công cụ mô phỏng dòng chảy lưu vực sông Cả bằng bộ mô hình MIKE; xây dựng các kịch bản tính toán; tính toán các kịch bản úng lụt từ đó đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đến úng lụt ở vùng hạ du sông Cả.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Cả (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)