Châm biếm thứ khoa học giả hiệu, tách rời cuộc sống

Một phần của tài liệu BÚT PHÁP CHÂM BIẾM CỦA JONATHAN SWIFT QUA TRUYỆN NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH CỦA GULLIVER (GULLIVER’S TRAVELS) (Trang 28 - 32)

Thế kỷ XVIII được xem là bình minh của ngành khoa học kĩ thuật, tuy nhiên bên cạnh những điều tích cực mà nó đem lại thì vẫn còn tồn tại khá nhiều những điều tiêu cực. Trong tác phẩm, nhà văn đã trực tiếp bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm một cách kịch liệt đối với những thứ khoa học giả hiệu, tách rời cuộc sống, không mang lại lợi ích thiết thực mà chỉ đem lại một cuộc sống đầy sự mê muội, mơ tưởng hão huyền.

Đầu tiên, Laputa có thể nói là xứ sở mà quốc vương và người dân không quan tâm cũng như chẳng hiểu biết gì khác ngoài âm nhạc và toán học. Họ ứng dụng toán học và âm nhạc vào đời sống khiến Gulliver khi vừa nhìn thấy liền bậc cười: “Quần áo ngoài của họ được trang hoàng bằng những hình tượng mặt trời, mặt trăng, các vì sao xen lẫn với hình ve vĩ cầm, ống sáo, thụ cầm, tiêu, guitar” (J. Swift, 2016, trang 171)

hay một bữa ăn mà: “một miếng thịt bò hình thoi lệch và bánh pudding dạng cycloid” (J. Swift, 2016, trang 172). Thế nhưng thật phi lí khi ở một xứ sở mà con người luôn trầm tư trong những phát minh, những tính toán khoa học nhưng Gulliver đã nhận định rằng: “tôi chưa hề thấy có dân tộc nào lại vụng về hơn, lung túng, lóng ngóng hơn họ,

cũng chưa hề thấy có thứ người nào lại chậm chạp và lung túng như họ trong việc nhận thức mọi vấn đệ khác, ngoài hai môn toán học và âm nhạc” (J. Swift, 2016, trang 175 - 176). Đặc biệt, điều đáng châm biếm là những kẻ luôn nói về toán học lại xây

nhà rất kì quái:“Nhà cửa của họ được xây dựng rất tồi tệ, các tường không có bức nào

thẳng đứng” (J. Swift, 2016, trang 175) Người dân ở đây luôn sống trong buồn bã, lúc

nào cũng băn khoăn, sợ hãi: “Họ lo cho trái đất, do mặt trời cứ mỗi ngày một tiến dần

sát gần nó, nên hẳn trong một thời gian nào đó, se bị mặt trời nuốt mất... họ kinh sợ vì trái đất suýt nữa thì bị đuôi một ngôi sao chổi xuất hiện gần đây nhất quệt phải…” (J. Swift, 2016, trang 176)

Hay chi tiết “người đập bóng” xuất hiện ngay khi đến xứ Laputa đã làm tăng tính châm biếm về việc con người coi thường khoa học thực tiễn, suốt ngày chỉ suy nghĩ đến khoa học trừu tượng: “Nghĩa vụ của người đập bóng là khi có cuộc gặp mặt

của một số người thì anh ta phải đập bóng nhẹ vào môi ai cần phải nói và vào tai phải của ai cần phải nghe. Trong những lúc dạo chơi, người đập bóng thỉnh thoảng lại phải đập nhẹ bóng vào mắt của chủ mình, vì trường hợp ngược lại chủ nhân có nguy cơ ngã xuống hố trong mỗi bước đi” (J. Swift, 2016, trang 172). Swift đã xây dựng hình tượng

con người ở một xứ sở mà đầu óc của họ suốt ngày mơ tưởng, hão huyền, phi thực tế. Những con người ở xứ sở này trở thành một hình ảnh ẩn dụ để mỉa mai thứ khoa học giả hiệu, xa rời cuộc sống ở nước Anh vào thế kỉ XVIII, mọi người cứ đắm chìm trong suy tưởng cao siêu, chẳng có lúc nào chú ý đến những gì căn bản, thiết thực đến cuộc sống.

Tiếp theo, ngòi bút châm biếm của tác giả đã ngoáy sâu đến những thứ khoa học giả hiệu cùng với thói ngu muội của con người, khi cho nhân vật Gulliver đi đến và cảm nhận cũng như kể lại những gì diễn ra ở viện hàn lâm khoa học. Đó là một anh kĩ sư đã tám năm trời theo đuổi dự án thu ánh nắng mặt trời từ những quả dưa chuột. Một viên kĩ sư là thành viên lâu năm của học viện làm công việc là tái sinh phân người, khiến nó trở thành nguyên thủy của những thức ăn. Hay biến đổi băng thành thuốc súng bằng cách nung nó trong ngọn lửa rất mạnh…Hay một nhà bác học nổi tiếng, được mệnh danh là “thiên tài vạn năng”, ông ta dùng 30 năm của cuộc đời mình, công

sức của 50 người học trò lẫn chi phí của quốc gia với một ước mơ mang lại điều tốt đẹp cho con người nhưng lại không nhận được kết quả nào bởi ông vẫn chưa nắm được thành phần của không khí. Gulliver đã nhận định trong tác phẩm rằng, những người giáo sư trong xứ sở này là những người mất trí hoàn toàn: “Vô số những mơ tưởng hầu

như kỳ quặc và không thể thực hiện được hoàn toàn xa lạ với những con người có đầu óc bình thường lại được sinh ra trong đầu của những kẻ mất trí này”. (J. Swift, 2016,

trang 208)

Có thể thấy “lợi ích” mà xứ “bác học” này mang lại là một nền kinh tế lạc hậu, nhà cửa hoang tàn đổ nát, dân chúng thì đói khát và rách rưới, con người luôn hiện lên với bộ mặt đăm chiêu thế nhưng họ vẫn luôn tin tưởng vào nền khoa học mà những vị giáo sư “rởm” này đang bịa ra. Trong khi đó, chàng Munodi - một người luôn sống với những hoài niệm xưa cổ, không đắm chìm trong suy tưởng cao siêu, chú ý đến những thứ thiết thực tồn tại trên mặt đất thì lại có một cuộc sống vô cùng đầy đủ và êm ấm, như Gulliver đã miêu tả: “Đó là một ngôi nhà lộng lẫy với kiểu kiến trúc cổ tuyệt đẹp.

Những vòi phun nước, những vườn cây, những đường đi trồng cây hai bên, những cánh rừng, tất cả được sắp đặt rất thông minh và thẩm mỹ rất cao. Tôi không tiếc lời khen ngợi những gì mà tôi thấy…” (J. Swift, 2016, trang 198)

Bằng cách kể lại hàng loại những dự án khoa học “đồ sộ” khác nhau, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, Swift vừa phản ánh hiện thực vừa nêu lên rõ ràng thái độ phê phán của mình đối với nền khoa học giả hiệu, tách rời cuộc sống khiến cho con người mãi chìm đắm trong sự ngu ngốc, mê muội. Qua đây ta thấy nền khoa học mà xứ Laputa được khắc họa, đó là đối tượng phản chiếu của xã hội Anh mà Swift muốn chế giễu. Tiếng cười ở đây dường như méo mó vì đó là tiếng cười châm biếm, mỉa mai chua cay. Rõ ràng, đằng sau sự hoan hỉ của một đất nước được coi là tiến bộ, được coi là phát triển khoa học kĩ thuật bậc nhất Châu Âu thì bên trong lại tồn tại những ung nhọt, xấu xa, thối nát. Từ lối nói nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, Swift muốn ám

chỉ không ít những biểu hiện của thứ khoa học không chân chính, phi thực tế ở nước Anh trong thời đại bấy giờ, dưới sự chi phối của giai cấp tư sản và quý tộc. Ở thời ông, có những kẻ có hơi chút hiểu biết về toán học, về khoa học đã lợi dụng lòng cả tin của dân chúng còn dốt nát để bịa ra những dự án hoang tưởng làm hại dân chúng và chính vì vậy mà ngăn cản sự tiến bộ của khoa học.

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM TRONG GULLIVER DU KÍ CỦA JONATHAN J. SWIFT

Một dòng cảm xúc tinh tế không phải ngẫu nhiên mà thành thơ, cảm xúc ấy phải được truyền tải qua một hệ thống nghệ thuật độc đáo. Tương tự, cũng không phải ngẫu nhiên mà Gulliver du ký trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của “Thời kỳ Khai sáng” Anh với sức trào phúng, châm biếm, mỉa mai sâu cay. Đó là bởi những nội dung và những tư tưởng mà Jonathan Swift muốn bộc bạch trong tác phẩm được truyền tải qua một hệ thống nghệ thuật châm biếm hết sức công phu và đặc sắc.

Một phần của tài liệu BÚT PHÁP CHÂM BIẾM CỦA JONATHAN SWIFT QUA TRUYỆN NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH CỦA GULLIVER (GULLIVER’S TRAVELS) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w