III- Đánh giá chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
2.1 Công tác tổ chức quản lí của Tổng công ty Hàng hải Việt Namchưa đồng bộ. chưa đồng bộ.
Tổng công ty hiện nay có 7 doanh nghiệp vận tải biển là thành viên. Do đó mới được thành lập nên công tác quản lí chưa đồng bộ. Chính vì việc quản lí còn chưa thống nhất, các doanh nghiệp thành viên chưa có sự phối hợp đồng bộ cho nên xảy ra tình trạng cạnh tranh, giành hàng xảy ra ngay trong nội bộ tổng công ty. Việc phân chia tuyến khai thác đã được áp dụng, các doanh nghiệp như VOSCO VITRASSCHART... đảm nhiệm tuyến nước ngoài, VINASHIP chuyên tuyến trong nước. Mặc dù vậy sự phối hợp giữa các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khai thác vận tải biển của các doanh nghiệp và của tổng công ty.
2.2 Việc phát triển đội tàu.
Trong mấy năm qua, kể từ năm 1996 đội tàu của tổng công ty Hàng hải Việt Nam hoạt động hết sức khó khăn, trong tình trạng tìm hàng từng chuyến thông qua mạng lưới đại lí môi giới có quan hệ của mỗi doanh nghiệp trong tổng công ty. Nhất là từ giữa năm 1997 và năm 1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã lan ra toàn khu vực và ảnh hưởng đến cả thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng đến cả hoạt động của đội tàu Việt Nam cũng như đội tàu của tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Để tham gia vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu với tỉ lệ cao như mong muốn đến năm 2001 đạt 20-25%. Trước hết về chủ quan nội lực trong ngành Hàng hải là phải nhanh chóng tích cực đổi mới trẻ hoá cơ cấu đội tàu. Trong 4 năm 1996-1999 Tổng công ty phát triển được gần 250000 DWT, giá trị đầu tư 162,7 triệu USD đạt 50% kế hoạch về phát triển đội tàu đến năm 2000. Trong khó khăn chung của đất nước về tài chính thị trường và các cơ chế chính sách chưa theo kịp nhịp độ phát triển chung, đạt được con số như vậy là sự cố gắng nỗ lực của các công ty nói riêng và Tổng công ty nói chung.
ở Việt Nam ngành cơ khí đóng tàu phát triển là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà các doanh nghiệp vận tải biển của chúng ta còn chưa quan tâm đến điều này ngay cả Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Do yêu cầu đóng mới và sửa chữa ngày càng tăng cho nên việc tận dụng các nguồn lực trong nước sẵn có là điều đáng được quan tâm chú ý. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại khi còn thiếu vốn và mua tàu chủ yếu được thực hiện thông qua vay mua. Vì vậy Tổng công ty nên kết hợp với các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu trong nước để có kế hoạch đóng mới và sửa chữa phù hợp với kế haọch phát triển đội tàu trong tương lai.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cần nghiên cứu kĩ những luồng hàng với khối lượng để có kế hoạch phù hợp. Theo xu hướng phát triển hiện nay đó là quá trình
hàng lỏng, hàng rời. Do vậy, tổng công ty cần phải xác định chính xác để có phương hướng thay đổi cơ cấu đội tàu 1 cách hiệu quả nhất.
2.3 áp dụng các hình thức phục vụ khách hàng tiên tiến.
Trong xu hướng chung của thế giới đó là quá trình contaner hoá vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng contaner đã chứng tỏ thế mạnh của nó và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển đội tàu contaner là một cách để giải quyết bài toán tăng năng lực khai thác vận tải biển của không chỉ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà là cả của đội tàu Quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh việc phát triển đội tàu cần phải chú ý đến việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đó là việc phát triển hệ thống cảng biển, phát triển hệ thống kho tàng bến bãi, hệ thống GTVT...
Cùng với quá trình contaner hoá, 1 phương thức vận tải tiên tiến được hình thành là vận tải đa phương thức. Đế áp dụng có hiệu quả Tổng công ty cần phải mở rộng quan hệ với các công ty vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, vận tải hàng không.
Bên cạnh việc áp dụng các phương thức vận tải tiên tiến , Tổng công ty cần hàon thiện thêm hoạt động dịch vụ vận chuyển. Hiện tại dịch vụ vận chuyển từ cửa tới cửa là 1 hình thức được khách hàng quan tâm. Dịch vụ vận chuyển từ cửa tới cửa bao gồm nhiều dịch vụ được thực hiện nối tiếp nhau:
- Dịch vụ vận chuyển từ kho tới cảng. - Dịch vụ vận chuyển từ cảng tới cảng. - Dịch vụ vận chuyển từ cảng tới kho.
Việc cung cấp hoàn hảo 1 mặt này tạo nên sự tiện dụng cho khách hàng, mặt khác phía người cung ứng cũng đạt được một số lợi ích nhất định.
2.4 Chính sách về Marketing.
Đói với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên, việc áp dụng các biện pháp Marketing cho đến gần đây cũng được chú ý. Với năng lực hiện có, Tổng công ty có thể đảm nhận lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn hơn, thế nhưng phần lớn năng lực đội tàu để chở thuê. Vì vậy việc vận dụng các biện pháp Marketing cần phải được áp dụng nhanh chóng trong toàn bộ Tổng công ty.
Ưu thế của Marketing đó là giúp khách hàng nhận biết được Tổng công ty và các sản phẩm mà công ty có thể cung cấp, cũng như về chất lượng, giá cả, điều kiện thanh toán...
Cũng trong quyết định 159/TTg Thủ tướng Chính Phủ có đề cập đến vấn đề giành quyền vận tải hàng hoá cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Các bộ Thương mại, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng, các Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, than, xi măng, lương thực và các bộ ngành hàng hoá xuất nhập khẩu đảm bảo giành quyền vận chuyển bằng 40% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng contaner, 30% tổng khối lượng dầu thô xuất khẩu và 20% tổng khối lượng hàng rời xuất khẩu. Tuy nhiên không phải vì thế mà Tổng công ty có thể quên đi được các hoạt động Marketing của mình. Một phần do có các doanh nghiệp thành viên nên hạot động Marketing của Tổng công ty cần có sự kết hợp các điều kiện hiện có của từng doanh nghiệp, những thuận lợi khó khăn để đưa ra 1 chính sách Marketing phù hợp. Chính sách này cần phải nằm trong chiến lược phát triển tổng thể của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.