Trợ lực phanh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên nghành ô tô (Trang 34 - 37)

3.2.1. Cấu tạo

Hình 3.2: Trợ lực phanh

Chú thích:1: Cụm xy lanh phanh 2: Trợ lực phanh 3: Ốc khóa

3.2.2. Quy trình tháo rời và lắp ráp. a. Quy trình tháo rời.

Bước 1:Thực hiện các bước kiểm tra an toàn trước khi tháo rời.

Bước 2:Tháo cụm xi lanh chính .

Bước 3:Tháo ống chân không khỏi bộ trợ lực phanh.

Bước 4:Tháo chốt đinh tán 1 và chốt khóa 2.

Hình 3.3:Tháo chốt

Bước 5:Tháo đai ốc (→) trên cụm trợ lực phanh và bàn đạp phanh.

Hình 3.4:Tháo đai ốc

Bước 6:Tháo cụm trợ lực phanh .

Bước 7:Tháo van một chiều khỏi bộ trợ lực phanh.

Bước 8:Thực hiện kiểm tra sau khi tháo rời .

b. Quy trình lắp ráp

Thực hiện các bước ngược lại với quy trình tháo

Bước 1: Nới lỏng đai ốc khóa để điều chỉnh chiều dài thanh đầu vào sao cho chiều dài "B"(trong hình) thỏa mãn giá trị . B = 150(mm)

Hình 3.5: Nới lỏng ốc khóa

Bước 2: Sau khi điều chỉnh "B", siết chặt đai ốc khóa và cài đặt cụm trợ lực phanh cho xe.

Bước 3:Kết nối bàn đạp phanh với khe hở của thanh đầu vào.

Bước 4:Lắp các đai ốc trợ lực phanh và siết chặt chúng theo lực xoắn quy định.

Bước 5: Lắp ống dầu phanh từ xi lanh chính đến cơ cấu chấp hành sau đó lắp các phần tử điện.

Bước 6:Kết nối ống chân không với bộ trợ lực phanh.

Bước 7:Lắp xi lanh phanh chính vào cụm trợ lực phanh.

Bước 8:Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh.

Bước 9:Vặn chặt đai ốc khóa của thanh đầu vào đến lực xoắn đã định.

Bước 10:Đổ đầy dầu phanh mới và xả khí. Trong quá trình lắp ráp cần chú ý:

+Cẩn thận để không làm hỏng các ren bu lông của bộ trợ lực phanh. Nếu bộ trợ lực phanh bị nghiêng trong khi lắp đặt có thể làm hỏng các chi tiết khác của xe.

+Không làm biến dạng hoặc uốn cong ống dầu phanh khi lắp bộ trợ lực phanh. +Không sử dụng lại chốt khóa cũ.

3.2.3. Kiểm tra, sửa chữa a. Trước khi tháo rời

-Kiểm tra tình trạng kín khí khi lắp xi lanh chính và bộ trợ lực phanh. + Kiểm tra độ kín khí bằng cách sử dụng bơm chân không thông dụng. + Nếu không thể duy trì tình trạng kín khí thì thực hiện các bước:

Bước 1: Kiểm tra xem không có bụi bẩn bám trên bề mặt tiếp xúc của xy lanh phanh chính và bộ trợ lực phanh.Làm sạch nó nếu cần thiết.

Bước 2:Kiểm tra vòng O trên xi lanh chính. Nếu hư hỏng thì thay thế .

Bước 3: Kiểm tra xem có kín gió không. Nếu không kín gió thì thay thế bộ trợ lực phanh.

b. Sau khi tháo rời

Hình 3.6:Kiểm tra chiều dài

+Nới lõng ốc khóa và điều chỉnh chiều dài thanh theo qui định của hãng. +Vặn chặt đai ốc khóa đến mômen xoắn đã định.

c. Kiểm tra sau khi lắp ráp

-Thực hiện đạp bàn đạp phanh nhiều lần trong khoảng thời gian 5 giây khi động cơ dừng lại. Khởi động động cơ và đạp phanh hoàn toàn. Kiểm tra xem khoảng cách giữa bàn đạp phanh và thân xe có đủ an toàn, có vướng chi tiết nào không.

-Làm kín khí trợ lực phanh:

Bước 1: Chạy động cơ không tải trong 1 phút để tạo chân không cho bộ trợ lực phanh và dừng động cơ.

Bước 2: Đạp bàn đạp phanh nhiều lần trong khoảng thời gian 5 giây cho đến áp suất chân không đủ bằng với áp suất khí quyển. Kiểm tra dần dần khoảng hở giữa bàn đạp phanh và thân xe phía dưới

Bước 3: Nhấn bàn đạp phanh khi động cơ đang chạy. Sau đó, dừng động cơ trong khi giữ bàn đạp phanh. Kiểm tra để đảm bảo hành trình bàn đạp phanh không thay đổi sau khi nhấn giữ bàn đạp phanh trong 30 giây trở lên.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên nghành ô tô (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)