7. Kết cấu dự kiến của luận văn
3.4.3. Giải pháp khắc phục
Quá trình cài đặt cũng như thiết lập cần được đơn giản hóa.
Cần đa dạng hóa các nền tảng cũng như các phiên bản phần mềm có thể dùng trong quá trình cài đặt.
Cần tiến hành đơn giản hóa các ứng dụng để thao tác dễ dàng và nhanh chóng với độ chính xác cao
Có thể bổ sung thêm rất nhiều tiện ích, chức năng khác nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai.
Cần xây dựng thêm nhiều chức năng quản lý thông tin về lịch sử thửa đất, chức năng xử lý thông tin quy hoạch và một số chức năng khắc phục phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã nêu khái quát một số phần mềm và chức năng của các phần mềm đó trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Hướng dẫn quy trình chuyển đổi CSDL bản đồ vào VILIS 2.0, lập và quản lý thuộc tính địa chính trong đó đã thực hiện được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; kê khai đăng ký và quản lý biến động hồ sơ địa chính đã thực hiện các biến động như thế chấp, xóa thế chấp, biến động chuyển quyền, chỉnh lý thông tin chủ, thửa, cấp đổi cấp lại GCNQSDĐ, thu hồi GCN; lập sổ bộ hồ sơ địa chính.
Tóm lại phần mềm VILIS 2.0 có chức năng tích hợp cơ sở dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ địa chính và HSĐC đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý đất đai, tiết kiệm hiệu quả về thời gian và kinh phí cho việc cập nhật chỉnh lý thông tin biến động trên bản đồ địa chính và hệ thống sổ bộ địa chính so với phương pháp thủ công truyền thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Công tác ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 vào xây dựng CSDL địa chính tại địa bàn phường 13 quận Bình Thạnh được đánh giá là đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực.
- Phần mềm VILIS 2.0 đã hỗ trợ tác giả trong quá trình kê khai đăng ký và thao tác biến động như: thế chấp; chuyển quyền; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi thông tin chủ; thay đổi thông tin thửa; cấp đổi, cấp lại; thu hồi GCN một cách nhanh chóng và hiệu quả với độ chính xác cao.
- Với sự hỗ trợ của phần mềm VILIS 2.0 thì công tác quản lý đất đai tại địa bàn phường được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đúng quy trình, hiệu quả cao và đáp ứng tốt yêu cầu của người dân. Quy trình làm việc bằng phần mềm VILIS 2.0 đã hỗ trợ rất tốt công tác tra cứu, quản lý sử dụng đất, in GCN QSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động trên từng thửa đất trong bản đồ…
- Việc ứng dụng tốt phần mềm VILIS vào công tác quản lý HSĐC tại địa bàn đã được thực hiện tốt theo đúng quy trình, đúng với pháp luật. Nhờ đó mang lại thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống người dân và đẩy mạnh hiệu quả trong sử dụng đất đai.
- Tóm lại, việc ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 trong lập và quản lý HSĐC tại phường 13 quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng trọn vẹn yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại thì biến động đất đai ngày càng trở nên phức tạp hơn đồng thời tạo nhiều thách thức lớn cho công tác quản lý. Do đó công tác quản lý nhà nước về đất đai là vấn đề quan trọng hàng đầu để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất mà vẫn đảm bảo đúng với quy định pháp luật.
2. Kiến nghị
- Phần mềm cần luôn được cập nhật và nâng cấp nền tảng, tiện ích để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của công tác quản lý đất đai.
- Xây dựng phần mềm có khả năng chạy tốt trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Đa dạng hóa loại dữ liệu địa chính đầu vào sẽ giúp người dùng tránh được các bước xuất dữ liệu phức tạp trước khi đưa vào phần mềm VILIS.
- Nghiên cứu cải thiện quá trình cài đặt cũng như quy trình thao tác với phần mềm đơn giản, rõ ràng, tiện lợi cho người dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Quản lý Đất đai, Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống Thông tin (năm 2012), Giới thiệu VILIS 2.0; Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai (năm 2012), Hướng dẫn sử dụng VILIS 2.0 tác giả Đào Mạnh Hồng
2. Luật đất đai 2013
3. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 179/2004/QĐ-TT, phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT, quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT, quy định về bản đồ địa chính
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 34/2014/TT- BTNMT, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai