Phân tích thực trạng thị trường và hoạt động Marketing mục tiêu của công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in nông nghiệp 50 (Trang 36)

2.2.1 Phân tích thực trạng và quy mô thị trường ngành hàng

Thị trường là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa và của quá trình tái sản xuất xã hội. Thị trường là nơi tiêu thụ mà tại đó người mua tìm thấy các hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình. Đồng thời thông qua thị trường với các mối quan hệ giao dịch trên đó, người bán biết được những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng để tìm cách đáp ứng chúng một cách tốt nhất theo khả năng của họ.

NguyÔn Thanh Mai K38C5 36

3. Lợi nhuận sau thuế 3402,96 3731 4795

4. Số lượng lao động 125 128 130

Có thể nói, thị trường các sản phẩm in bao bì cũng có những đặc điểm như thị trường hàng hóa nói chung, tức là nó được vận hành theo cơ chế thị trường thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên nó có những đặc điểm riêng có. Nó thể hiện ở sự khác biệt của sản phẩm bao bì so với các sản phẩm khác

Sản phẩm bao bì là công cụ để chứa đựng các sản phẩm khác, nó được bán kèm theo sản phẩm mà nó chứa đựng. Khi tung các sản phẩm của mình ra thị trường, nhà sản xuất luôn đòi hỏi bao bì cho sản phẩm của mình phải được thiết kế theo ý muốn của mình một cách rất đặc trưng cụ thể tạo nét riêng biệt nổi bật, độc đáo của sản phẩm và những đặc điểm được thể hiện qua những yếu tố sau:

- Đảm bảo duy trì trạng thái ban đầu của sản phẩm trong quá trình dự trữ hay lưu thông trên thị trường tới người tiêu dùng cuối cùng.

- Kích cỡ, kiểu dáng bao bì cung ứng phải được thiết kế theo đúng yêu cầu.

- Nội dung in trên bao bì cũng phải được trình bày theo mẫu thiết kế của họ để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa thể hiện những thông tin đầy đủ về sản phẩm và xuất sứ sản phẩm: thương hiệu, chất lượng, giá trị sử dụng, màu sắc hình ảnh được in trên băo bì của sản phẩm sao cho thể hiện được cái tôi của sản phẩm.

Do những đặc trưng của sản phẩm và ngành hàng kinh doanh của công ty như đã phân tích ở trên, sự phát triển về quy mô của các công ty chuyên in ấn và sản xuất bao bì phụ thuộc vào sự phát triển cũng như quy mô của các ngành công nghiệp khác. Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì thị trường bao bì cũng phát triển với tốc độ rất nhanh. Từ sau khi có quyết định 19/2000/QĐ-TTg ngày

3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép trái với luật doanh nghiệp, hàng trăm cơ sở in bao bì đã ra đời, tạo nên sự sôi động

cho thị trường này. Thị trường trong nước có nhiều khởi sắc đa dạng và phong phú, chất lượng in ngày càng đẹp, đáp ứng được sự tăng trưởng sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các cơ sở in bao bì lớn tập trung chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là nơi có nhiều khu chế suất, khu công nghiệp… Tuy nhiên, do lực lượng in ngoài quốc doanh phát triển nhanh về số lượng nhưng lại thiếu quy hoạch và thiếu sự kiểm soát của cơ quan qunả lý chuyên ngành các cấp cho nên thị trường bao bì, đặc biệt là bao bì màng mỏng, màng phức hợp còn để ngỏ, chưa tạo ra được hình ảnh rõ nét về khu vực in bao bì của ngành công nghiệp in Việt Nam (số cơ sở in bao bì mạnh chỉ chiếm khoảng 8-10% tổng số cơ sở in bao bì trong cả nước).

2.2.2 Phân tích thực trạng triển khai Marketing mục tiêu tại công ty

2.2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

Những ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô

Bất kì doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được mà các doanh nghiệp cần phải tự thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh để duy trì và phát triển.

a.Môi trường chính trị pháp luật

Đây là môi trường phức tạp nhất, những điều luật của Chính phủ có thể thúc đẩy hoặc hạn chế, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động in đã có những bước đổi mới, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của cả ngành in. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động in phát triển đúng hướng; Tiếp theo Quyết định 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng là các nghị định khác của Chính phủ:Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày4/6/2002 và Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Bộ VHTT đã có công văn số 1983/VHTT-XB ngày 8/6/2004 mở rộng chức năng in cho các cơ sở in tư

nhân và cho phép cơ sở in nội bộ chuyển sang hoạt động có thu. Với những văn bản quy định này, các cơ sở in tư nhân ngoài in bao bì còn được tham gia hoạt động chế bản và in một số sản phẩm khác, các cơ sở in nội bộ được hoạt động in kinh doanh. Bộ VHTT đã bãi bỏ giấy phép nhập khẩu đối với 12 loại thiết bị ngành in. Như vậy, có thể thấyđường lối của Đảng và chính phủ đưa ra đã tạo điều kiện cho ngành in nói chung và các công ty sản xuất, in ấn bao bì nói riêng phát triển.

b.Môi trường kinh tế

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế của nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ rệt. Với 82 riệu khách hàng ở thị trường Việt Nam đã đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa là đòn bẩy giúp nền kinh tế nước ta phát triển và đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.Tiêu dùng cuối cùng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực. Tiêu dùng cuối cùng (tính theo giá so sánh) đã tăng với tốc độ khá, cao hơn hẳn so với tốc độ tăng dân số(năm 2001 tăng 4,7%so với mức tăng dân số 1,35%; năm 2002 tăng 7,4% so với mức tăng dân số1,32%; năm 2003 tăng7,3% so với mức tăng dân số 1,47%; năm 2004 tăng 7% so với mức tăng dân số 1,38%; năm 2005 tăng 7,1% so với mức tăng dân số 1,02%). Điều đó chứng tỏ, mức tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người đời sống dân cư tăng lên và nền kinh tế phát triển. Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của nước ta đạt trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore đạt 55,9%; Malaysia đạt 58,2%, Thái Lan đạt 67,7%…).

Năm 2005, GDP của nước ta đạt 8,4%, quý I năm 2006 đạt mức tăng trưởng 7,2%. Như vậy, với cơ chế thị trường mở, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, sức mua của người tiêu dùng ngày càng tăng đã tạo đà thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong quá trình thúc đẩy nhanh lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vai trò của bao bì ngày càng được coi trọng, thị

trường bao bì trong nước có nhiều khởi sắc đa dạng và phong phú, chất lượng in ngày càng đẹp, làm tăng sự hấp dẫn của hàng hóa, đáp ứng được sự tăng trưởng sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

c. Môi trường khoa học

Công nghệ củaViệt Nam hiện nay xếp hạng 92/104, chỉ số sáng tạo công nghệ là 79/104. Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ muốn áp dụng công nghệ nào có kết quả chắc chắn, vì thế rất ngại ngần trước những kết quả nghiên cứu và công nghệ mới.Nhưng nếu không mạnh dạn áp dụng công nghệ mới thì các công ty Việt Nam không thể tạo được bước đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo điều tra thì nguyên nhân của tâm lý e dè đó trong các công ty là do hiện nay chưa có điểm chung giữa nhà khoa học và các doanh nghiệp. Có thể khoa học đã nắm bắt được các thông tin khoa học tiên tiến trên thế giới, nhưng doanh nghiệp lại không nghĩ như vậy. Có thể có những công nghệ nhà khoa học nghiên cứu nhưng chưa thực sự phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, như vốn đầu tư quá lớn thì doanh nghiệp cũng không thể theo kịp được, dù đó là công nghệ tốt. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước thì chưa xây dựng được cơ chế khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới.

Cơ quan quản lý Nhà nước là bộ khoa học công nghệ cần tuyên truyền ý thức về công nghệ cho các công ty. Phải khuyến cáo để tránh những công nghệ làm rồi, đặc biệt là chú tâm vào những công nghệ thuộc những lĩnh vực đang phát triển, có khả năng đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Ngoài ra, phải xây dựng cơ chế để kết quả nghiên cứu được ứng dụng ngay, tránh tình trạnh khi nghiên cứu thì có công ty nhận lời, nhưng khi nghiên cứu xong thì công ty lại từ chối tiếp nhận.

Trong thời gian gần đây, một số công ty đầu tư mua công nghệ của nước ngoài nhưng lại gặp nhiều trở ngại trong việc chuyển giao công nghệ.Nhiều công ty chưa thật quan tâm về đầu tư phát triển sản xuất đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực tương xứng. Do đó, công nghệ chuyển giao

vào Việt Nam muốn phát huy được hiệu quả cao, cần phải có một quá trình chuyển giao đúng cách, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật. Khi quyết định đầu tư cho công nghệ, công ty cần phải có thông tin và kinh nghiệm, phải nghiên cứu thấu đáo về thị trường sản phẩm của mình trước khi thực hiện chuyển giao. Quá trình tiếp thu công nghệ phải chính xác. Thực tế kinh nghiệm lựa chọn công nghệ và làm chủ công nghệ của nước ta vẫn còn rất yếu. Chúng ta cần khắc phục những hạn chế này.

Khoa học kỹ thuật phát triển cũng tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong công tác quản lý, nắm bắt và xử lý các thông tin thị trường.

d.Môi trường tự nhiên

Khi đề cập đến nhân tố này có hai vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà ta cần phải xem xét.

Thứ nhất, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu chính là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành lên sản phẩm. Trong quá trình sản xuất tạo lên sản phẩm mới, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào quá trình sản xuất thì về mặt hiện vật nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm mới tạo ra. Xét về mặt hiện vật lẫn giá trị, nguyên vật liệu là một trong yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Dưới hình thái hiện vật, nguyên vật liệu có biểu hiện là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Do vậy việc quản lý nguyên vật liệu, mua nguyên vật liệu là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp thì nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là giấy (chiếm 40% chi phí của sản phẩm) đây là loại nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu này đang cạn kiệt dần, trong khi đó nhu cầu về giấy thì vẫn không ngừng gia tăng, dẫn đến giá thành cũng từ đó mà tăng lên.

Thứ hai, ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội, trong luật bảo vệ môi trường cũng đã quy định rõ về các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường xung quanh thì phải có sự điều chỉnh hợp lý và phải trích một phần lợi nhuận cho công tác bảo vệ môi trường. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần bao bì và in Nông

nghiệp cũng trích một phần lợi nhuận để thực hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh.

Những ảnh hưởng của nhân tố môi trường vi mô

a. Những người cung ứng

Công ty phải mua giấy, mực in và các thiết bị vật tư từ các công ty khác nên chi phí sản xuất phụ thuộc vào những nguồn cung ứng này. Hàng năm công ty phải nhập khẩu lượng lớn giấy từ nước ngoài (công ty chủ yếu nhập giấy từ Hàn Quốc và Indonexia, nhập khẩu mực in từ Nhật Bản và Đức) làm cho chi phí tăng do vậy hiện nay công ty đang tìm kiếm những nguồn hàng trong nước đáp ứng được nhu cầu để giảm được giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh.

b. Khách hàng

Công ty có những khách hàng lâu năm, có mối quan hệ hợp tác lâu dài và đã gây được lòng tin đối với họ. Một số công ty như: nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, cong ty bánh kẹo Hải

Hà…là những khấch hàng lớn và thường xuyên của công ty. Hiện nay công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các khách hàng ở miền Bắc và miền Trung nước ta.

c. Đối thủ cạnh tranh: Chỉ tính trên miền Bắc nước ta đã có tới trên 200 công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn do vậy công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp luôn phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hà Nội đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, khổ lớn nhằm giảm giá thành,tăng tính cạnh tranh.Mặt khác, có nhiều công ty in ấn về bao bì mới được thành lập. Các đối thủ cạnh tranh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xây

dựng các nhà máy ở miền Bắc, có cả các liên doanh với nước ngoài với ưu thế về kinh tế,vốn và thiết bị trên thị trường.

Tại khu vực thị trường miền Bắc, công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ chính và có tiềm lực mạnh như: công ty in Thống Nhất, công ty in Văn hóa phẩm, công ty in Tiến Bộ … họ có doanh thu hàng năm vào khoảng 75 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp và cũng là những công ty rất có uy tín trên thị trường.

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh lớn thì công ty cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ hơn nhưng họ lại rất năng động và sẵn sàng hạ giá thành để thu hút khách hàng, giành hợp đồng, phá vỡ tính cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

d. Các yếu tố nguồn lực của công ty

Có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao : Hiện nay tổng số lao động của công ty là 130 người, số lao động gián tiếp gồm 40 người trong đó quản trị viên có 24 người, số người làm công tác dịch vụ là 11 người, 5 người bảo vệ.Số lao động trực tiếp có90 người. Đội ngũ quản trị viên đều có trình độ đại học, họ đều là những người có năng lực hoặc có thâm niên công tác lâu năm, có kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ công nhân sản xuất hầu hết được đào tạo chính quy chuyên ngành in, là công nhân có tay nghề. Cán bộ công nhân viên trong công ty có tinh thần lao động nghiêm túc, năng động và sáng tạo, toàn tâm với sự nghiệp xây dựng và phát triển công ty.

- Công ty có nền tảng ổn định, có bạn hàng truyền thống lâu năm. - Trong hoạt động kinh doanh của công ty, cơ sở vật chất kĩ thuật là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in nông nghiệp 50 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w