V. Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Nhật Bản
2. Chính sách thuế và thuế suất
Hệ thống thuế quan của Nhật Bản được chia theo bốn nhóm chính trên cơ sở hình thức áp dụng bao gồm:
- Hệ thống thuế áp dụng phổ cập
- Hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO
- Hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, áp dụng tạm thời.
- Riêng với các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences).
Hệ thống thuế:
Các công ty kinh doanh đang hoạt động ở Nhật sẽ phải chịu các loại thuế bao gồm:
- Thuế hiệp hội chung - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế doanh thu
- Thuế địa phương - Thuế cư trú
Mức thuế tiêu thụ là 5% áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa ở Nhật bao gồm cả lương thực. Một số khách sạn tính 8 - 10% thuế dịch vụ cho việc hướng dẫn tính thuế cho khách hàng. Các loại thuế rượu được thể hiện trong các khoản mục chi tiết tùy theo chất lượng, được thu như các loại đồ uống cho dù được nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Đối với các mặt hàng được sản xuất trong nước, mức thuế được thu căn cứ trên thuế nhập khẩu thuốc lá.
Thuế suất nhập khẩu
Phần lớn thuế suất nhập khẩu được căn cứ trên hệ thống định giá GATT (xấp xỉ bằng tổng mức trị giá kèm phí bảo hiểm và phí vận tải.
- Nhật Bản có mức thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% đối với đa số các sản phẩm sản xuất công nghiệp.
- Nhật Bản duy trì thuế suất nhập khẩu và hạn chế đối với một số khoản mục về nông nghiệp liên quan tới các nhà xuất khẩu Việt Nam.
- Các sản phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào Nhật ở một tỷ lệ thấp theo như thông báo (Ngoại trừ tỷ lệ ưu đãi).
- Sự ưu đãi nói chung được chấp nhận đối với các nước đang phát triển. - Một hệ thống định giá tự động được thiết kế để xác định thuế nhập khẩu cho phép tính toán trước mức thuế mà nhà nhập khẩu phải trả.