Nhóm da giầy/ Giầy

Một phần của tài liệu HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 61 - 64)

- Quy mô các lô hàng xuất khẩu: khác với xuất khẩu sang Châu Âu và thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường là các lô

4. Nhóm da giầy/ Giầy

Giầy nhập khẩu vào thị trường Nhật được chia làm 3 loại chính: giầy da, giầy thể thao, giầy vải.

Giầy trên thị trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau. Giầy của Nhật thường tính cỡ theo cm do sự khác nhau về cỡ chân. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài chuyển sang sản xuất bằng khuôn của Nhật, nên giầy nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản.

Giầy da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Châu Mỹ thường có giá cả cao hơn giầy mang nhãn hiệu Nhật, trong khi giầy da nhập khẩu từ các nước Châu Á lại có giá thấp hơn.

Hầu hết giầy thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và giá cả rẻ. Tuy nhiên loại giầy thể thao hàng đầu và thời thượng với người Nhật Bản vẫn là của Hoa

Kỳ. Gần đây các nhà sản xuất giầy vải của Nhật Bản cũng đưa ra các loại giầy vải sản xuất với kỹ thuật cao hơn, mang dáng thể thao hơn và mốt hơn.

Thị phần hàng da giầy nhập khẩu không có số liệu rõ ràng nhưng giầy thể thao nhập khẩu chiếm tới 60-70% thị phần của Nhật Bản. Italia là nước xuất khẩu hàng đầu giầy da vào thị trường Nhật Bản, chiếm hơn 40% hàng nhập khẩu vào Nhật Bản. Với ưu thế giá cả thấp, nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng dần về số lượng nhưng còn thua xa Italia về giá trị.

Giầy thể thao nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Rất nhiều công ty hàng đầu của Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất giầy thể thao sang các nước Châu Á để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và rẻ tại đây. Thị trường giầy thể thao Nhật Bản hiện tại được cạnh tranh quyết liệt bởi hai hãng giầy hàng đầu của Nhật Bản là ASICS và ZUNO và các hãng giầy quốc tế như NIKE, CONVERSE và REEBOK.

Giầy vải được nhập khẩu nhiều từ Châu Á trong đó đứng đầu là Trung Quốc. Giầy nhập khẩu từ Hoa Kỳ thường có giá cao gấp 2 đến 5 lần giầy nhập từ các nước Châu Á. Các nhà sản xuất giầy vải lớn của Nhật Bản là Tsukihoshi, Kasei, Achilles, Sekaicho.

Các quy định pháp lý về nhập khẩu

Nhập khẩu mặt hàng da giầy nằm trong quy định về hạn ngạch thuế quan (Điều 9 trong Luật thuế Hải quan) và Công ước Washington. Hệ thống hạn ngạch thuế quan được Chính phủ công bố hàng năm. Theo đó, mức hạn ngạch được hưởng thuế suất ưu đãi hàng năm thông thường khoảng hơn 12 triệu đôi/năm. Số lượng ngoài khối lượng hạn ngạch này khi nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Ngoài ra, mức thuế cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào cam kết của nước xuất khẩu với Nhật Bản. Ví dụ, các nước có ký kết FTA song phương và đa phương với Nhật như ASEAN, Việt Nam, EU sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn các nước thành viên WTO khác không có FTA với Nhật Bản.

Tuỳ vào khuôn khổ cam kết của Nhật Bản, và loại giầy, thuế suất trong phạm vi hạn ngạch dao động từ 0-%24%, trong khi thuế suất cho hàng ngoài hạn ngạch dao động từ 24-60% hoặc từ 4.200-4.300 Yên/một đôi.

Đối với giầy thể thao thì ngay cả trong trường hợp có phần trên làm bằng da cũng không phải chịu sự điều phối của thuế hạn ngạch và công ước Washington.

Trường hợp giầy làm bằng da giả, cao su sợi resin phải có các thông tin sau trên nhãn hiệu hàng hoá: nguyên liệu, chất liệu trên mũi, lưu ý khi sử dụng, tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà sản xuất.

Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối của giầy thể thao nhập khẩu theo 4 luồng chính, nhưng tất cả đều dựa vào nhà bán buôn là đầu mối trung gian. Hệ thống phân phối giầy vải nhập khẩu phần lớn được thông qua nhà bán buôn là một trong các nhà sản xuất giầy vải hàng đầu của Nhật (Tsukihoshi, Kasei, Achilles và Sekaicho).

Những điểm doanh nghiệp giày da Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có thời tiết hanh khô hơn của Việt Nam nên khi dùng các chất liệu sản xuất giầy phải lưu ý tới các loại chịu tác động của thời tiết (chẳng hạn keo dán) để khỏi làm ảnh hưởng tới chất lượng.

Nhật Bản có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, hơn nữa mặt hàng giầy cũng thuộc mặt hàng thời trang nên phải chú ý tới yếu tố thời vụ, khi sản xuất và xuất khẩu, nhà xuất khẩu cũng cần lưu ý đến tập quán cỡ giầy của người tiêu dùng Nhật Bản.

Một phần của tài liệu HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w