- Quy mô các lô hàng xuất khẩu: khác với xuất khẩu sang Châu Âu và thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường là các lô
2. Nhóm hàng thuỷ sản/ Tôm
Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu các loại hải sản của Việt Nam, trong đó tôm là mặt hàng đầu tiên Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật. Hiện nay, mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật 1,443 tỷ USD.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Nhật Bản rất lớn (khoảng hơn 1,9 tỷ USD/năm). Thị trường Nhật tiêu thụ 300.000 – 400.000 tấn tôm sú và tôm hùm một năm kể cả hàng trong nước và nhập khẩu. Phần lớn lượng này được dùng cho gia đình và các quán ăn, phần nhỏ dùng làm mì ăn liền. Trước đây 70-80% tôm là dùng cho các cửa hàng bán đồ ăn nhưng hiện nay phát triển hình thức phân phối đến tận nhà nên tỷ lệ này là 50/50. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống thường sử dụng loại tôm hùm to và tôm hồng cỡ vừa của Nhật và cả tôm sú. Các gia đình thường mua tôm sú đông lạnh và tôm hồng cỡ nhỏ. Còn các nhà chế biến thực phẩm thì dùng loại tôm sú nhỏ hơn. Nhu cầu thường tăng vào những dịp ngày lễ như tuần lễ vàng (đầu tháng 5), lễ hội mùa hè và năm mới. Khu vực Osaka, Kyoto, Kobe dùng nhiều tôm quanh năm hơn các vùng khác của Nhật.
Nhập khẩu tôm hùm chiếm 90% thị trường tôm Nhật Bản. Số lượng đánh bắt trong nước của Nhật chỉ đạt khoảng 7,000 tấn/năm đối với tất cả các loại tôm. Tôm sú đông lạnh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng tôm nhập khẩu. Trong nền công nghiệp thực phẩm tại Nhật, tôm và tôm hùm có nhu cầu đặc biệt ổn định. Chúng được nhập khẩu dưới rất nhiều hình thức như đông lạnh, tươi sống, ướp đá, muối hay đã chế biến, nhưng chiếm phần lớn là tôm đông lạnh.
Những sản phẩm đã qua chế biến, một nửa được hấp chín trong nước hoặc nước muối sau đó đem đông lạnh hoặc ướp đá. Phần còn lại là tôm được sấy khô thích hợp cho việc lưu trữ. Trong mấy năm gần đây, việc nhập khẩu tôm đã qua chế biến như tôm khô cũng tăng lên.
Các quy định pháp lý
Tôm nhập khẩu không bị hạn chế bởi quota nhập khẩu nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm. Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn hàng sẽ bị huỷ hoặc trả lại. Thuế nhập khẩu thường ở mức 4% (với nước thành viên WTO là 1%).
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên lưu ý đối với mặt hàng tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý tới việc giao hàng sớm. Trong thực tế, chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá hàng lên rất cao. Ta có thể lựa cách bỏ qua chợ bán buôn mà thoả thuận trực tiếp với nhà phân phối và bán lẻ.
Việc kiểm dịch chất lượng hàng hoá nhất là thực phẩm tươi sống được Nhật Bản tiến hành rất chặt chẽ. Người ta cũng tiến hành kiểm tra xem trong tôm còn có hàm lượng chất tẩy trắng hay chất kháng sinh kháng khuẩn thừa hay không.
Hầu hết tôm đông lạnh được vận chuyển bằng tàu biển, thời gian này phải tính đến lãi suất chi phí lưu kho trong khi chờ đợi để giải quyết hàng.
Các nhà xuất khẩu cũng nên nhận thức rằng thị trường Nhật rất khắt khe với chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn liên quan. Phải đảm bảo rằng hàng đáp ứng được yêu cầu của thị trường về kích cỡ cũng như độ tươi, phải đảm bảo đã mua đủ bảo hiểm phòng những rủi ro có thể xảy ra.
Tôm hoặc cua nhập khẩu với số lượng dưới 10kg thì được miễn làm thủ tục kiểm dịch theo Luật vệ sinh thực phẩm. Hàng nhập khẩu từ Việt Nam là nước bị coi là có nguy cơ dịch tả cần phải hoàn tất thủ tục kiểm dịch trước khi nhập khẩu vào Nhật để tránh mất thời gian, làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng.