MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KINH TẾ XÃ HỘI HĐND HUYỆN PHÚ VANG

Một phần của tài liệu Tai lieu Hoi nghi giao ban tinh huyen (Trang 29 - 33)

IV. Những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND

3. Về hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KINH TẾ XÃ HỘI HĐND HUYỆN PHÚ VANG

CỦA BAN KINH TẾ - XÃ HỘI HĐND HUYỆN PHÚ VANG

Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Phú Vang được Kỳ họp thứ nhất HĐND huyện khóa VI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 bầu ra, gồm 6 thành viên; trong đó, có 1 Trưởng ban, 1 Phó ban chuyên trách và 4 thành viên. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban là thẩm tra các Báo cáo, Tờ trình, Phương án, Đề án trình tại kỳ họp HĐND huyện; giúp HĐND huyện giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện đã phối hợp với Ban Pháp chế HĐND huyện chuẩn bị chu đáo các nội dung phục vụ các kỳ họp HĐND huyện, trọng tâm là thẩm tra các báo cáo, tờ trình, phương án, dự thảo Nghị quyết do UBND huyện và Thường trực HĐND huyện trình tại kỳ họp trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách địa phương; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các văn bản trình tại các kỳ họp HĐND huyện, tạo cơ sở cho đại biểu HĐND huyện thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện đã tổ chức được 6 cuộc giám sát; ngoài ra, thành viên trong Ban còn tham gia các cuộc giám sát do các Ban của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND huyện tổ chức đối với những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban. Nội dung giám sát, khảo sát chủ yếu là về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của các phòng ban, địa phương, đơn vị và những vấn đề bức xúc được cử tri và nhân dân đang quan tâm trên các lĩnh vực như: quản lý đất đai, bảo vệ tài nguyên và môi trường, chương trình nông thôn mới, quy hoạch, xây dựng, y tế, giáo dục… Để thực hiện giám sát, khảo sát có hiệu quả, ngay từ đầu năm, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, chương trình, kế hoạch công tác của Thường trực HĐND huyện, các Ban HĐND huyện tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban. Từng nội dung chuyên đề giám sát, các Ban xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát, trong đó xác định nội dung, phạm vi, địa điểm và thời gian giám sát cụ thể, chi tiết và gửi cho đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo. Trong quá trình giám sát, các Ban HĐND đã được sự điều hoà, phối hợp hoạt động và tạo điều kiện về mọi mặt của Thường trực HĐND huyện. Từ việc chủ động của các Ban và sự điều hòa của Thường trực HĐND đã tránh được sự chồng chéo về địa điểm, thời gian giám sát của các Ban và không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan và các đơn vị, địa phương được giám sát. Nét đổi mới về hoạt động giám sát của các Ban là giám sát đi sâu vào tình hình thực tế cơ sở có đối chiếu với báo cáo của các phòng ban, các địa phương, từ đó phát hiện và có giải pháp kiến nghị khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND. Trong giám sát, các Ban HĐND huyện tổ chức với thành phần giám sát gọn, có mời đại biểu HĐND huyện tại địa phương tham gia, đối với đại biểu là thành viên các Ban có trách nhiệm phối hợp với HĐND cấp xã theo dõi, đôn đốc UBND chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan để Đoàn giám sát đến làm việc.

Sau mỗi đợt giám sát, các Ban HĐND đều phát hành báo cáo kết luận giám sát gửi đến Thường trực HĐND huyện, UBND huyện và các địa phương, đơn vị được giám sát theo đúng quy định. Trong báo cáo kết quả giám sát, các Ban của HĐND huyện đã chỉ ra những mặt đã làm được, chưa làm được, những hạn chế, tồn tại, yếu kém, nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện và đưa ra các kiến nghị, đề xuất và các giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện trong thời gian tới. Nhìn chung, hoạt động giám sát và những kiến nghị thông qua giám sát của các Ban HĐND huyện đã tác động và góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp pháp luật, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương. Các kiến nghị giám sát của các Ban HĐND huyện đã được UBND huyện tiếp thu và chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội còn một số tồn tại, hạn chế sau:

- Kết quả thẩm tra các báo cáo trình tại các Kỳ họp HĐND huyện còn hạn chế, chưa mang tính phản biện cao; công tác giám sát chưa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ mà chỉ tập trung vào những vấn đề ít phức tạp, chưa chú trọng tái giám sát, sau giám sát và khảo sát.

- Hoạt động của Ban chưa duy trì thường xuyên, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong Ban chưa đồng đều... một số thành viên là trưởng đầu ngành cấp huyện, phần lớn thời gian dành cho hoạt động chuyên môn, công tác quản lý của mình và chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND; đối với thành viên các Ban mới được cơ cấu lần đầu thì còn ít kinh nghiệm hoạt động HĐND, năng lực thực tiễn, bản lĩnh còn hạn chế.

Từ hoạt động thực tiễn, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện đã rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND trong thời gian tới đó là:

- Trên cơ sở các văn bản trình tại kỳ họp HĐND huyện do các cơ quan chức năng soạn thảo; các thành viên trong Ban cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, đưa ra những nhận định mang tính khách quan, phản ánh đúng thực tế của địa phương; làm cơ sở để các đại biểu HĐND huyện thảo luận, biểu quyết thông qua.

- Công tác giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm và nên tập trung vào những vấn đề lớn, những lĩnh vực dễ phát sinh phức tạp trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt qua giám sát, phải đánh giá được những kết quả đạt được và chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; đồng thời, chú trọng công tác tái giám sát để đánh giá việc khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém.

- Theo từng nội dung thẩm tra, Ban cần tiến hành thu thập tài liệu, nhất là văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thu thập thông tin, nghiên cứu các báo cáo, tờ trình, đề án, qua đó phân tích, đánh giá, đối chiếu số liệu và căn cứ vào các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và tình hình thực tế của địa phương.

- Đối với những vấn đề chưa được thống nhất qua công tác thẩm tra, Ban cần có trao đổi và xin ý kiến của Thường trực HĐND huyện để có định hướng và đi đến thống nhất chung.

- Các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu chuyên trách cần nghiêm túc nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến chuyên đề giám sát. Trước khi tiến hành giám sát, Ban cần xây dựng kế hoạch giám sát thật chất lượng, đề cương đặt ra phải sát với yêu cầu. Đồng thời, tổ chức họp Đoàn giám sát để bàn bạc, thống nhất nội dung giám sát, các câu hỏi, các vấn đề đặt ra đối với các đơn vị được giám sát.

Tổ chức đi khảo sát thực tế, cập nhật những hình ảnh trong quá trình khảo sát và giám sát. Sau khi giám sát xong, Ban sẽ họp Đoàn giám sát để thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát nhằm đưa ra những kiến nghị, đề xuất chính xác, phù hợp trong khả năng thực hiện của các đơn vị và chuyển những kiến nghị vượt thẩm quyền cho cấp trên. Sau đó, Ban sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của các đơn vị và sẽ tái giám sát nếu thấy cần thiết.

Duy trì thường xuyên hoạt động của Ban, các thành viên trong Ban cần tích cực học tập, nghiên cứu đề nâng cao trình độ, năng lực công tác, nhất là trên các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ của Ban.

- Trong hoạt động, Ban của HĐND huyện cần xác định nhiệm vụ giám sát, khảo sát, thẩm tra là hoạt động thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

- Lãnh đạo và thành viên Ban phải thường xuyên tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có bản lĩnh, có khả năng phân tích chính sách, thu thập và xử lý thông tin; có khả năng thuyết phục và tạo sự đồng thuận của xã hội theo phương thức hoạt động của cơ quan dân cử.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của Ban HĐND huyện, ngoài những mặt đạt được, vẫn còn những hạn chế, đó là:

- Trong công tác thẩm tra, nhiều lúc các báo cáo, tờ trình của Ủy ban nhân dân gửi cho Ban Hội đồng nhân dân thẩm tra trước kỳ họp Hội đồng nhân dân chưa kịp thời để các Ban có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban. Một số thành viên Ban chưa tự tin để bảo vệ quan điểm của mình khi xem xét những vấn đề trình tại kỳ họp.

- Trong hoạt động giám sát, do nhân lực thiếu và thời gian có hạn nên việc đi sâu ở cơ sở để giám sát thực tế không được nhiều; thành viên Đoàn giám sát tham gia không thường xuyên và thiếu tập trung nên việc đánh giá, nhận xét và kiến nghị chưa sâu, chưa kỹ, kiến nghị còn chung chung, hiệu quả thấp. Một số địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; vì vậy, khi Đoàn giám sát đến làm việc còn gặp phải một số khó khăn nhất định, như: công tác chuẩn bị báo cáo, bố trí thành phần làm việc.

- Chuyên viên giúp việc cho Ban Hội đồng nhân dân huyện còn chưa đảm bảo về số lượng, yếu về kỹ năng, nghiệp vụ; kinh nghiệm xử lý thông tin còn hạn chế nên việc tham mưu cho Ban HĐND chưa đạt được hiệu quả cao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của HĐND trong thời gian tới; chúng tôi xin có một số ý kiến sau:

1. Cần tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giúp đại biểu HĐND học tập, vận dụng tại địa phương để hoạt động của HĐND ngày càng có hiệu quả.

2. Thường xuyên tổ chức giao ban nhằm tạo điều kiện cho các Ban trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND; quan tâm bố trí đủ chuyên viên có năng lực tham mưu, giúp việc cho Ban của HĐND.

Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện trong thời gian qua, kính báo cáo trước Hội nghị giao ban của Thường trực HĐND Tỉnh và mong được sự góp ý của quý lãnh đạo để hoạt động của Ban ngày càng hiệu quả hơn./.

Một phần của tài liệu Tai lieu Hoi nghi giao ban tinh huyen (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w