Phân tích, đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND

Một phần của tài liệu Tai lieu Hoi nghi giao ban tinh huyen (Trang 33 - 35)

HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND, CÁC BAN CỦA HĐND

CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

Thực hiện Kế hoạch số 39/KH-HĐND ngày 13/9/2017 của Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Tổ chức giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã và thành phố Huế. Thường trực HĐND thị xã Hương Thủy báo cáo tham luận về chủ đề: “Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND”, cụ thể như sau:

I. Phân tích, đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trựcHĐND, các Ban của HĐND HĐND, các Ban của HĐND

1. Đối với Thường trực HĐND

Một trong những điểm mới cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND là tạo thuận lợi để Thường trực HĐND phát huy tốt vai trò của mình, góp phần hoàn thiện bộ máy và khẳng định vị thế của HĐND.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND cũng có sự thay đổi được quy định tại Điều 104 của Luật, bao gồm 10 nội dung chính đặt ra yêu cầu rất lớn đối với hoạt động của Thường trực HĐND, nhất là giữa hai kỳ họp. Cụ thể:

1) Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với UBND trong việc tổ chuẩn bị kỳ họp của HĐND.

2) Đốn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND.

3) Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương

4) Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tại phiên họp Thường trực HĐND.

5) Tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị cử, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp HĐND.

6) Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của HĐND trong số đại biểu trong số đại biểu HĐND và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của HĐND theo đề nghị của Trưởng ban của HĐND.

7) Trình HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

8) Quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND.

9) Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp.

10) Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho UBMTTQVN cùng cấp về hoạt động của HĐND.

Ngoài đôn đốc, kiểm tra và giám sát thường xuyên, Thường trực HĐND họp thường lệ một tháng một lần, chưa kể họp bất thường để thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc giải quyết các công việc phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND trong thời gian giữa 2 kỳ họp có vai trò rất quan trọng. Bởi, mỗi năm HĐND thị xã chỉ tổ chức 2 kỳ họp thường kỳ giữa năm và cuối năm, trường hợp đặc biệt mới tổ chức kỳ họp bất thường. Điều này mang tính ổn định song cũng có bất cập, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phát sinh liên quan tới việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cần có ý kiến của Thường trực HĐND để triển khai sớm.

Vì thế, Thường trực HĐND thị xã được HĐND thị xã ủy quyền xem xét, cho ý kiến hoặc quyết định một số nội dung UBND thị xã xin ý kiến giữa 2 kỳ họp. Những nội dung này thường liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, quản lý và sử dụng ngân sách theo yêu cầu của các cơ quan cấp tỉnh; quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, quyết định biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển việc làm, xây dựng nông thôn mới… Những nội dung này được thực hiện tại phiên họp Thường trực HĐND thị xã thường kỳ hàng tháng.

2. Đối với các Ban của Hội đồng nhân dân

Theo Điều 109 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm:

1) Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

2) Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công.

3) Giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách.

4) Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công

5) Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND. 6) Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND; trong thời gian HĐND không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực HĐND.

Trong đó, Khoản 2, Điều 109 quy định về “Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công” còn được cụ thể hóa, nêu chi tiết trong Điều 111, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, công tác thẩm tra của các Ban của HĐND được chú trọng hơn.

Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND đã có sự thay đổi rõ rệt, đó là quy định đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Theo đó, Trưởng

Ban của HĐND cấp huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng Ban của HĐND cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; ở cấp xã, quy định Phó Chủ tịch HĐND cấp xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu Tai lieu Hoi nghi giao ban tinh huyen (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w