Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và củng cố,

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh đồng tháp (Trang 74 - 76)

củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nƣớc

- Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành nông nghiệp đã đƣợc phê duyệt. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng, lãnh thổ với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.

- Hoàn chỉnh các quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Đồng Tháp Rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Điều chỉnh Quy hoạch nông nghiệp - thủy sản tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy

68

hoạch bố trí dân cƣ vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, vùng quản lý nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh, định hƣớng đến năm 2030.

- Xây dựng mới Quy hoạch phát triển trang trại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có cơ chế khuyến khích ngƣời dân tích tụ ruộng đất tổ chức sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để ngƣời dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của từng địa phƣơng.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nƣớc từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đủ năng lực quản lý ở các cấp, đặc biệt ở cấp xã; giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng trong các lĩnh vực; nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nƣớc ở các cấp. Thƣờng xuyên củng cố, nâng cao chất lƣợng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, thú y, thủy sản và bảo vệ thực vật đến cấp xã, nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho ngƣời nông dân trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tập trung hƣớng dẫn, đổi mới phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lƣợng nông sản, thị trƣờng

69

tiêu thụ..); chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập về giống vật nuôi, thủy sản.

- Tăng cƣờng năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm (con ngƣời và trang thiết bị) đối với vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng và nâng cao chất lƣợng, giá trị hàng hóa.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh đồng tháp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)