Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh đồng tháp (Trang 76 - 80)

công nghệ

- Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa cải tiến, ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt và phát triển các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, mở rộng diện tích trồng rau, hoa trong nhà lƣới, nhà kính; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tƣới tiết kiệm.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi quy mô công nghiệp; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng... Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ. Để đạt mục tiêu đề ra, trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp:

- Quy hoạch, ngành nông nghiệp và PTNT đã xây dựng mới Quy hoạch phát triển trang trại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quy hoạch vùng sản

70

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, căn cứ mục tiêu Chƣơng trình của tỉnh, các địa phƣơng chủ động triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại đến tận huyện, xã Trong đó khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhƣợng, dồn điền, đổi thửa...tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tƣ khả thi đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng hoàn thiện chính sách khuyến khích đƣa KHKT vào sản xuất. Tiếp tục chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hƣớng gia trại, trang trại công nghiệp và chăn nuôi có kiểm soát đảm bảo an toàn sinh học; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất giống, các chủ trang trại nhập khẩu giống tốt có năng suất và chất lƣợng cao đƣa vào sản xuất nhằm rút ngắn thời gian chăm sóc và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Sử dụng thức ăn công nghiệp đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn; sử dụng thức ăn tự phối trộn từ nguồn nguyên liệu của địa phƣơng đối với chăn nuôi nông hộ.

- Xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chăn nuôi; khuyến khích, ƣu tiên, dành quỹ đất xây dựng nhà máy cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi; Ứng dụng, đƣa nhanh các biện pháp kỹ thuật mới, tiên tiến vào chăn nuôi nhằm thúc đẩy chăn nuôi nâng cao chất lƣợng đàn, chất lƣợng thịt, giảm chi phí thức ăn; Đẩy mạnh ứng dụng xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng,...

- Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm để phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm,

71

chú trọng công tác quản lý dịch bệnh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, đặc biệt là đối với hoạt động thanh, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện VSTY của các điểm, đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) nhằm đảm bảo việc cung ứng ra thị trƣờng các loại thuốc thú y, vác xin tiêm phòng và TACN đủ tiêu chuẩn chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu của ngƣời chăn nuôi.

- Áp dụng các biện pháp KHKT vào công tác chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng trong việc chẩn đoán dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; xây dựng hệ thống thông tin, giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở nhằm sớm phát hiện dịch bệnh, có biện pháp bao vây xử lý ổ dịch kịp thời, không để lây lan rộng.

- Tăng cƣờng công tác thông tin thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại nhằm cung cấp kịp thời cho ngƣời chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hƣớng thị trƣờng trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng nhƣ thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nƣớc.

- Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi, từng bƣớc hình thành một số chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, trong đó coi trọng chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên kết phát triển thị trƣờng tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trƣờng TP, Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và các tỉnh lân cận. Đƣa Chƣơng trình phát triển chăn nuôi gia cầm chất lƣợng cao của tỉnh vào Chƣơng trình nông nghiệp khuyến phát triển, có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đổi mới phƣơng thức chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hoá chất lƣợng cao.

72

- Xây dựng mối liên kết bốn nhà trong chăn nuôi: Tỉnh cần tham mƣu cho Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo, có cơ chế chính sách tín dụng đặc thù đối với ngành chăn nuôi, có sự điều chỉnh lãi suất tiền vay phù hợp căn cứ theo mức giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn yên tâm đầu tƣ vào sản xuất chăn nuôi, Có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo hƣớng an toàn và bền vững.

- Đối với thuỷ sản: Mở rộng diện tích ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thủy sản đặc sản, đặc hữu phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh nhƣ: Cá bỗng, cá chiên, cá lăng, cá nheo...

- Đối với cây nông nghiệp: Phối hợp với các công ty giống thực hiện khảo nghiệm, phát triển đƣa vào cơ cấu sản xuất các giống lúa, bắp, rau, quả, có có năng suất cao, chất lƣợng cao thích ứng với từng vùng sinh thái của tỉnh. Chủ động tiếp cận và ứng dụng đƣa các giống biến đổi gen (ngô, đậu tƣơng,..) vào sản xuất khi đƣợc các cơ quan quản lý cho phép.

- Đối với giống vật nuôi: Đầu tƣ hoàn thiện dự án Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi xây dựng trại giống sản xuất. Nghiên cứu lai tạo, nhân rộng giống chất lƣợng cao, cải tiến ứng dụng công nghệ sinh sản, nhân tạo giống.

- Đối với giống thủy sản: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo các đối tƣợng thủy sản giống mới cho giá trị kinh tế cao. Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất giống, các khu ƣơng nuôi giống tập trung theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Chú trọng cải tạo đàn cá bố mẹ, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất các đối tƣợng thủy sản giống mới cho các

73

cơ sở trên địa bàn để chủ động về số lƣợng, cơ cấu giống đảm bảo chất lƣợng phục vụ ngƣời nuôi thả trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh đồng tháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)