Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực viễn thông đồng tháp (Trang 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 06/2006/QĐ- TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đến ngày 26/03/2006, Tập đoàn VNPT đã chính thức hoạt động, theo đó Bưu điện tại các tỉnh chia tách thành 2 đơn vị mới: Bưu điện Tỉnh là chi nhánh trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) và Viễn thông Tỉnh là chi nhánh trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Ngày 24/6/2010, Tập đoàn VNPT chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trụ sở đặt tại số 57 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Viễn thông Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 617/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Đồng Tháp sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Tổ chức và hoạt động được quy định cụ thể theo điều lệ tổ chức và hoạt động được phê chuẩn tại quyết định số 618/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành (nay là hội đồng thành viên).

Viễn thông Đồng Tháp là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT, trụ sở đặt tại số 83 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh- tỉnh Đồng Tháp.

Thông tin giao dịch

39

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: VNPT Đồng Tháp

- Tên giao dịch Quốc tế: Dongthap Telecommunications

- Trụ sở chính: 83 Nguyễn Huệ, Phường 1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: (0277) 800126, (0277) 3898989

- Fax: (0277) 3854078

- Website: www.dongthap.vnpt.vn

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Viễn thông Đồng Tháp là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn VNPT; có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, có chức năng hoạt động SXKD và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin.

Viễn thông Đồng Tháp hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trong các lĩnh vực sau đây:

➢ Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

➢ Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;

➢ Sản xuất kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị VT - CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

➢ Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình VT - CNTT; ➢ Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;

➢ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

➢ Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;

➢ Kinh doanh các ngành nghề khác được Tập đoàn VNPT cho phép.

* Một số sản phẩm và dịch vụ chính:

Các dịch vụ viễn thông do VTĐT cung cấp chủ yếu là: Điện thoại cố định có dây, điện thoại vô tuyến cố định không dây (Gphone), điện thoại di động trả trước và trả sau (Vinaphone), truy nhập internet gián tiếp bằng cáp đồng (Mega VNN); truy

40

nhập internet gián tiếp bằng cáp quang (Fiber VNN), truy nhập internet trực tiếp, Kênh thuê riêng, Truyền số liệu, chữ ký số điện tử (VNPT-CA), truyền hình IPTV (MyTV)...

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Viễn thông Đồng Tháp hiện có 03 phòng chức năng, 02 Trung tâm Điều hành nghiệp vụ và 11 Trung tâm viễn thông trực thuộc tại các huyện, thị xã và thành phố, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông theo khu vực địa lý. Hiện tại VTĐT có 204 lao động được phân bố ở các phòng ban chức năng và trung tâm trực thuộc như sau:

Bảng 2.1: Bảng số liệu về lao động các phòng ban và trung tâm trực thuộc

TT Tên Phòng ban, Trung tâm trực thuộc Số lao động(người)

1 Ban Giám đốc 4

2 Phòng Nhân sự - Tổng hợp 6

3 Phòng Kế toán - Kế hoạch 6

4 Phòng Kỹ thuật - Đầu tư 7

5 Trung tâm Công nghệ Thông tin 15

6 Trung tâm Điều hành Thông tin 17

7 Trung tâm Viễn thông TP. Cao Lãnh 21

8 Trung tâm Viễn thông Cao Lãnh 17

9 Trung tâm Viễn thông Tháp Mười 16

10 Trung tâm Viễn thông Tam Nông 8

11 Trung tâm Viễn thông Tân Hồng 8 12 Trung tâm Viễn thông Hồng Ngự 18 13 Trung tâm Viễn thông Thanh Bình 6

14 Trung tâm Viễn thông Lấp Vò 13

15 Trung tâm Viễn thông Lai Vung 11

16 Trung tâm Viễn thông Sa đéc 19

17 Trung tâm Viễn thông Châu Thành 12

Tổng cộng 204

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp Viễn thông Đồng Tháp)

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy:

Viễn thông Đồng Tháp hiện nay đang tổ chức theo cơ cấu quản trị trực tuyến - chức năng, chia làm hai khối chính: Khối quản lý và Khối sản xuất.

41

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của VTĐT

Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT

Khối quản lý có Ban Lãnh đạo (Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, chuyên trách công tác Đảng - Công đoàn); 03 phòng chức năng (phòng Nhân sự - Tổng hợp, phòng Kỹ thuật - Đầu tư, phòng Kế toán - Kế hoạch) và 02 trung tâm điều hành nghiệp vụ (Trung tâm Điều hành thông tin và Trung tâm Công nghệ thông tin).

Khối sản xuất có 11 Trung tâm Viễn thông, hoạt động kinh doanh theo địa giới hành chính cấp Huyện, gồm: Thành phố Cao Lãnh, Thị xã và Huyện Hồng Ngự, Huyện Cao Lãnh, Huyện Tháp Mười, Huyện Thanh Bình, Huyện Tam Nông, Huyện Tân Hồng, Thành phố Sa Đéc, Huyện Châu Thành, Huyện Lai Vung và Huyện Lấp Vò.

2.1.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận

a) Ban Giám đốc

Ban giám đốc phụ trách điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của VTĐT.

b) Phòng Nhân sự - Tổng hợp

Phòng Nhân sự - Tổng hợp là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của VTĐT, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc quản lý, điều hành công tác: tổ chức cán bộ, lao động; tổ chức quản lý lao động, tiền lương và các chính sách người lao động; lĩnh vực thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ, quốc phòng, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin; hành chính, quản trị, tổng hợp, thi đua, truyền thống, đối ngoại, bảo vệ doanh nghiệp.

42

c) Phòng Kỹ thuật - Đầu tư

Phòng Kỹ thuật - Đầu tư là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc quản lý, điều hành công tác: Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn; thẩm định các hồ sơ tư vấn thiết kế về công trình và dự án đầu tư; Quản lý công trình và dự án đầu tư, giám sát thi công đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ; Công tác đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị; Xây dựng, qui hoạch cấu trúc mạng viễn thông, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án liên quan đến đầu tư, mở rộng thiết bị viễn thông cũng như xử quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông toàn tỉnh.

d) Phòng Kế toán–Kế hoạch

Phòng Kế toán – Kế hoạch là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc quản lý, điều hành công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn doanh nghiệp; Giao kế hoạch, BSC và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch Tập đoàn giao trong toàn Viễn thông tỉnh.

e) Trung tâm Công nghệ thông tin

Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý, điều hành lĩnh vực công nghệ thông tin và triển khai, cung cấp các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin của Tập đoàn VNPT cho khách hàng trong tỉnh.

f) Trung tâm Điều hành thông tin

Trung tâm Điều hành thông tin là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công tác: quy hoạch, phát triển và tối ưu mạng lưới, thiết bị, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị, dịch vụ, khoa học – công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất; Quản lý chất lượng mạng và các dịch vụ VT-CNTT.

g) Các Trung tâm Viễn thông Huyện - Thị xã - Thành phố

Các Trung tâm Viễn thông Huyện - Thị xã - Thành phố: là các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc, có chức năng tổ chức xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng viễn thông và công nghệ thông tin trên

43

địa bàn được phân công quản lý. Phối hợp kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn phụ trách.

2.1.4. Đặc điểm NNL của Viễn thông Đồng Tháp

Tổng số lao động chính thức của VTĐT đến ngày 31/12/2019 là 204 người, đặc điểm cơ cấu hiện nay như sau:

2.1.4.1. Về giới tính

➢ Lao động nữ: 15 người, chiếm 7,35%. ➢ Lao động nam: 189 người, chiếm 92,65%.

Hình 2.2:Cơ cấu giới tính lao động hiện nay của VTĐT

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Về giới tính: Nam giới của VTĐT chiếm số lượng áp đảo so với nữ giới. Đặc điểm này tương đối phù hợp vì VTĐT là đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc loại hình là ngành kinh tế kỹ thuật, lao động nam là chủ yếu để đảm nhận các công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời thường xuyên, còn lao động nữ chủ yếu làm các công việc quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ trong văn phòng.

2.1.4.2. Vềđộ tuổi

➢ Nam và nữ đến 30 tuổi: 7 người, chiếm 3,43%. ➢ Nam trên 30 đến 40 tuổi: 64 người, chiếm 31,37%. ➢ Nam trên 40 đến dưới 50 tuổi: 106 người, chiếm 51,96%. ➢ Nữ trên 30 đến dưới 40 tuổi: 9 người, chiếm 4,41%. ➢ Nam trên 50 đến 55 tuổi: 11 người, chiếm 5,39%. ➢ Nữ từ 40 đến 50 tuổi: 3 người, chiếm 1,47%.

➢ Nam trên 55 tuổi: 4 người, chiếm 1,96%.

Hình 2.3: Cơ cấu độ tuổi lao động hiện nay của VTĐT

44

Về độ tuổi: lao động trẻ có độ tuổi dưới 30 tuổi quá ít, chỉ hơn 3%, phần lớn lao động của VTĐT đang ở độ tuổi từ 30 đến 50, chiếm trên 90% tổng số lao động. Lao động của VTĐT rất ổn định, phần lớn họ đã làm việc cho doanh nghiệp từ 5 năm trở lên, có nhiều kinh nghiệm làm việc.

2.1.4.3. Vềtrình độ chuyên môn

➢ Sơ cấp: 15 người, chiếm 7,35%. ➢ Trung cấp: 40 người, chiếm 19,61%. ➢ Cao đẳng: 8 người, chiếm 3,92%. ➢ Đại học: 137 người, chiếm 67,16%. ➢ Thạc sỹ: 4 người, chiếm 1,96%. Hình 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn của NNL VTĐT

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Về trình độ chuyên môn: lao động có trình độ chuyên môn tốt nghiệp hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học của VTĐT chiếm trên 86% tổng số lao động, trong khi đó trình độ sơ cấp chiếm dưới 8%. Tỷ lệ này chứng tỏ lao động có trình độ chuyên môn của VTĐT là khá tốt.

2.1.4.4. Về phân loại lao động

➢ Quản lý: 6 người, chiếm 2,94%.

➢ Chuyên môn nghiệp vụ: 13 người, chiếm 6,37%. ➢ Thừa hành phục vụ: 03 người, chiếm 1,47%. ➢ Kỹ thuật viễn thông: 167 người, chiếm 81,86%. ➢ Công nghệ thông tin: 15 người, chiếm 7,35%. Hình 2.5: Cơ cấu theo loại lao động của VTĐT

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Về cơ cấu lao động: nhìn vào cơ cấu lao động của VTĐT hiện nay khá tốt, với các yếu tố sau đây:

45

- Tổng tỷ lệ lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ chiếm tỷ lệ chưa đến 11% trên tổng lao động, cho thấy trình độ, năng lực quản lý các bộ phận thuộc khối quản lý của VTĐT hiện nay tương đối tốt.

- Tổng lao động kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin chiếm trên 89% lao động, đây là số lao động tham gia vào quá trình sản xuất, trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, tỷ lệ lao động này là khá cao. Tuy nhiên tỷ lệ lao động kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin có sự chênh lệch quá lớn, lao động kỹ thuật viễn thông chiếm trên 81%, còn lao động CNTT thì chưa được 8%, thấp hơn trên 10 lần.

2.1.4.5. Về phân loại theo hợp đồng lao động

➢ Trên 12 tháng: 9 người, chiếm 4,41%.

➢ Không xác định thời hạn: 195 người, chiếm 95,59%.

Hình 2.6: Phân loại hợp đồng lao động của VTĐT

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Phần lớn lao động ở VTĐT đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn, họ đã làm việc cho doanh nghiệp có thời gian trên 6 năm, chỉ có một phần nhỏ có hợp đồng trên 12 tháng là những lao động mới được tuyển dụng vào làm việc trong thời gian vài năm gần đây.

2.2. Thực trạng nhân lực Viễn thông Đồng Tháp giai đoạn 2015-2019 2.2.1. Cơ cấu nhân lựctheo giới tính

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực theo giới tính từ năm 2015 đến năm 2019

Tiêu chí Tổng số lao động Nam Nữ

Năm 2015 Số lượng (người) 222 208 14

Tỷ lệ (%) 94% 6%

Năm 2016 Số lượng (người) 214 201 13

Tỷ lệ (%) 94% 6%

Năm 2017 Số lượng (người) 208 195 13

46

Năm 2018 Số lượng (người) 207 194 13

Tỷ lệ (%) 94% 6%

Năm 2019 Sốlượng (người) 204 190 14

Tỷ lệ (%) 93% 7%

(Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Đến thời điểm 31/12/2019 tổng số lao động của VTĐT là 204 người. So với thời điểm năm 2015 giảm đi 18 người. Trong đó, lao động nữ từ năm 2015 đến nay khá ổn định và luôn rất ít (14 người), chỉ chiếm từ 6% đến 7%, lao động nam chiếm đến trên 93% trong tổng số lao động của DN.

2.2.2. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi từ năm 2015 đến năm 2019

Tiêu chí Đến 30 tuổi Trên 30 đến 40 Trên 40 đến 50 Trên 50 Năm 2015 Số lượng (người) 18 152 46 6 Tỷ lệ (%) 8% 68% 21% 3% Năm 2016 Số lượng (người) 9 153 42 10 Tỷ lệ (%) 4% 71% 20% 5% Năm 2017 Số lượng (người) 5 142 48 13 Tỷ lệ (%) 2% 68% 23% 6% Năm 2018 Sốlượng (người) 2 101 89 15 Tỷ lệ (%) 1% 49% 43% 7% Năm 2019 Số lượng (người) 6 82 100 16 Tỷ lệ (%) 3% 40% 49% 8% (Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Lao động trẻ có độ tuổi dưới 30 tuổi quá ít, tỷ lệ giảm dần từ 8% năm 2015 xuống còn 1% năm 2018, đến năm 2019 tăng lên có được 3%. Song song đó tỷ lệ lao động có độ tuổi trên 50 liên tục tăng, từ 3% năm 2015 lên 8% năm 2019. Tình trạng này là do trong nhiều năm liền doanh nghiệp không tuyển lao động mới vào, lao động không được trẻ hóa nên ngày càng già đi. Phần lớn lao động của VTĐT đang ở độ

47

tuổi từ 30 đến 50, tỷ lệ luôn dao động quanh mức 90% trên tổng số lao động trong 5 năm qua.

2.2.3. Cơ cấu nhân lực theo trình độ

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực theo trình độ từ năm 2015 đến năm 2019

Tiêu chí

Chưa qua đào

tạo

Sơ cấp Trung

cấp, CĐ Đại học Sau đại học Năm 2015 Số lượng (người) 65 53 101 3 Tỷ lệ (%) 29% 24% 45% 1% Năm 2016 Số lượng (người) 60 51 99 4 Tỷ lệ (%) 28% 24% 46% 2% Năm 2017 Số lượng (người) 35 41 128 4 Tỷ lệ (%) 17% 20% 62% 2% Năm 2018 Số lượng (người) 18 51 134 4 Tỷ lệ (%) 9% 25% 65% 2% Năm 2019 Số lượng (người) 18 49 133 4 Tỷ lệ (%) 9% 24% 65% 2% (Nguồn: phòng Nhân sự Tổng hợp VTĐT)

Đến cuối năm 2019, nhân lực có trình độ đại học là cao nhất, chiếm 65%, trình độ sơ cấp chỉ còn 9%, trình độ sau đại học là 2%, không có lao động chưa qua đào tạo. Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2017 là năm mà trình độ lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực viễn thông đồng tháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)