Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từnguồn NSNN ở một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện châu thành, tỉnh tây ninh (Trang 34)

8. Kết cấu của Luận văn

1.5 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từnguồn NSNN ở một số địa phƣơng

1.5 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phƣơng. phƣơng.

1.5.1 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý vốn đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có những nét nổi trội so với triển khai của huyện Châu Thành, cụ thể:

- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng luôn bám sát vào định hƣớng phát triển sản xuất của địa phƣơng nhƣ chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; quy hoạch vùng chuyên canh với nhiều vùng cây đặc sản, các chỉ tiêu xây dựng mô hình nông thôn mới.

- Các nhà quản lý vốn đầu tƣ XDCB đã biết cách thu hút vốn đầu tƣ bằng cách đa dạng hóa các nguồn lực nhƣ vận động nhân dân góp hàng vạn ngày công, tiền, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cƣ, tự phá dỡ hàng nghìn mét tƣờng cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đƣờng trục thôn, đƣờng trong khu dân cƣ và xây dựng kênh mƣơng, đƣờng giao thông nội đồng.

- Luôn luôn chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả đầu tƣ cao cả về thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, an sinh xã hội.

24

1.5.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, công tác quản lý đầu tƣ XDCB của huyện nói chung, quản lý đầu tƣ xây dựng nông thôn mới nói riêng có nhiều điểm để học tập nhƣ:

- Muốn làm tốt xây dựng nông thôn mới, công tác tƣ tƣởng phải đi trƣớc một bƣớc với phƣơng pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình của từng xã, không khuôn mẫu hay rập khuôn máy móc. Bởi vậy, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đƣợc huyện quan tâm tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát đối tƣợng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Ba Đồn quan tâm đầu tƣ hạ tầng cơ sở, chú trọng giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đã tạo tiền đề vững chắc cho việc quy hoạch lại sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện luôn coi trọng đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho tƣơng lai, nên trong quá trình xây dựng NTM, Ba Đồn tập trung đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất của 16 trƣờng đã đạt chuẩn quốc gia đủ thời gian công nhận lại.

- Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân là nhiệm vụ trọng tâm, luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch lại.

1.5.3 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có nhiều nét mới so với huyện Châu Thành, cụ thể nhƣ sau:

- Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hƣởng”. Những việc nhƣ: hỗ trợ xây nhà cho các hộ chính sách, xây nhà văn hóa thôn xóm, làm đƣờng giao thông nông thôn,... đều đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, phổ biến rộng rãi quy hoạch, tiến độ thực hiện, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,... Mục tiêu, phƣơng thức

25

đầu tƣ đƣợc thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ và thực hiện.

- Công tác quản lý đầu tƣ XDCB, quản lý quy hoạch đƣợc thực hiện khá tốt, bên cạnh việc vận dụng mọi nguồn lực từ xã hội để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, thì huyện Gia Viễn đã tăng cƣờng áp dụng thiết kế mẫu phù hợp với thực tế và công năng sử dụng đối với các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cƣ tự thực hiện để giảm chi phí xây dựng, xã hội hóa đầu tƣ đối với các dự án công ích nhƣ công trình nƣớc sạch, chợ, công trình thu gom, xử lý rác thải có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

1.5.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Châu Thành

Từ kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của các đơn vị bạn có thể rút ra một số bài học về công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho huyện Châu Thành nhƣ sau:

- Làm tốt công tác tƣ tƣởng và thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hƣởng”. Mục tiêu, phƣơng thức đầu tƣ đƣợc thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ và thực hiện. Tăng cƣờng phân cấp đầu tƣ gắn với ràng buộc trách nhiệm về nguồn vốn đầu tƣ để hạn chế đầu tƣ tràn lan hoặc quy mô quá lớn vƣợt khả năng cân đối vốn đầu tƣ của địa phƣơng.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và nghiêm túc thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch chung của địa phƣơng theo từng giai đoạn cụ thể, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn từ đó tập trung đầu tƣ sản phẩm mang tính đặc trƣng của địa phƣơng.

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình, các công đoạn của quá trình đầu tƣ để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn thể các cơ quan đơn vị, toàn bộ nhân dân từ đó phát huy sức mạnh tập thể cùng chung sức thực hiện các mục tiêu chung của địa phƣơng, nhất là việc huy động các nguồn lực xã hội

26

27

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH

TÂY NINH

2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long, có tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông với diện tích tự nhiên 4.028,12km2; Phía Tây và Phía Bắc tỉnh Tây Ninh giáp 3 tỉnh Svay-Riêng, Kông Pông Chàm, Prey-veng của Vƣơng quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh có đƣờng biên giới chung hai nƣớc Việt Nam - Campuchia dài 240 km, hai cửa khẩu chính là cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cửa khẩu quốc tế Xa Mát và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác.

Với địa thế nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có kinh tế phát triển nhất của cả nƣớc, đồng thời nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, thƣơng mại lớn nhất nƣớc) và thủ đô Phnôm Pênh (trung tâm kinh tế, thƣơng mại lớn nhất của Campuchia) là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh có thể phát triển kinh tế.

Khi hệ thống giao thông xuyên á (trong đó có phần đi qua địa bàn tỉnh dài 28 km), hệ thống các quốc lộ 14 và 14C hoàn thành, Tây Ninh sẽ là giao điểm quan trọng giữa hệ thống đƣờng quốc tế và đƣờng quốc gia ở phía Nam nên có nhiều điều kiện thuận lợi giao thƣơng quốc tế và với các tỉnh trong vùng, với vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nhiều tiềm năng phát triển.

28

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

(Nguồn: Quy hoạch giao thông nông thôn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2020)

Ngoài ra, với đƣờng biên giới dài, Tây Ninh có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế không những cho riêng tỉnh Tây Ninh mà cho cả vùng và cả nƣớc.

Châu Thành là một huyện nông thôn, biên giới, có tuyến biên giới giáp nƣớc bạn Campuchia dài 48 km. Diên tích tự nhiên 571,39 km2 (chiếm 14% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh), nằm ở phía Tây tỉnh Tây Ninh, là nơi tiếp giáp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng. Ranh giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Đông giáp huyện Hòa Thành và thành phố Tây Ninh. + Phía Tây giáp nƣớc Campuchia.

+ Phía Nam giáp huyện Bến Cầu. + Phía Bắc giáp huyện Tân Biên.

Dân số 130.588 ngƣời, có 10 dân tộc thiểu số với 2.220 nhân khẩu. Trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 83,7% dân tộc thiểu số, dân tộc Hoa (9,6%), Chăm (2,2%), Mƣờng, Tày, Nùng,…

29

Huyện Châu Thành có tuyến quốc lộ 22B và nhiều tỉnh lộ đi qua, rất thuận lợi cho việc xây dựng các trung tâm kinh tế và văn hóa, đặc biệt là phát triển các khu công nghiệp. Song do điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Toàn huyện có 12 cơ quan hành chính, 06 đơn vị sự nghiệp, 01 thị trấn Châu Thành và 14 xã (có 6 xã biên giới) gồm: An Bình, An Cơ, Biên Giới, Đồng Khởi, Hảo Đƣớc, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Long Vĩnh, Ninh Điền, Phƣớc Vinh, Thái Bình, Thanh Điền, Thành Long, Trí Bình với 75 ấp, khu phố. Trung tâm hành chính, kinh tế xã hội của huyện đƣợc đặt tại thị trấn Châu Thành.

2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2019.

2.2.1 Thực trạng lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2019.

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu đầu tƣ xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ đầu tƣ lập kế hoạch chi đầu tƣ XDCB gửi Phòng Tài chính - KH để rà soát, tổng hợp tham mƣu cho UBND huyện về hiện trạng cơ sở hạ tầng, nợ XDCB, tính cấp thiết của các dự án để từ đó cân đối kế hoạch đầu tƣ xây mới và hỗ trợ vốn đầu tƣ XDCB cho các xã, báo cáo HĐND huyện phê chuẩn. Đối với các dự án đang thực hiện thì xem xét phân bổ vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phƣơng cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách địa phƣơng cấp xã quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật Đầu tƣ công năm 2014 và đƣợc phân cấp quyết định đầu tƣ các dự án có tổng mức đầu tƣ không lớn hơn 3 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách của cấp trên.

Nhìn chung tất cả các dự án đƣợc đầu tƣ phải trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm và kế hoạch giai đoạn 2015-2020 để lập kế hoạch và phân bổ vốn

30 cho phù hợp.

Do đặc điểm cơ bản là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng không đồng bộ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên trong những năm qua huyện Châu Thành đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tƣ phát triển là ƣu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở nhƣ giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mƣơng, làm đƣờng trục chính ra đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao, rau an toàn … để tạo điều kiện tiền đề cho nhân dân phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Bên cạnh việc sử dụng NSNN của huyện nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nƣớc, trong những năm qua huyện Châu Thành đã rất quan tâm đầu tƣ XDCB, chủ động bố trí nguồn ngân sách trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho XDCB để đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống dân sinh, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Qua bảng 2.1 cho thấy huyện Châu Thành đã có sự quan tâm đến lĩnh vực đầu tƣ XDCB, cơ cấu vốn NSNN bố trí cho hoạt động đầu tƣ XDCB của huyện Châu Thành nhìn chung tăng dần qua các năm, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của của huyện. Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ chi đầu tƣ XDCB năm 2018 tăng đột biến. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do năm 2018 nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tăng. Đến năm 2019, vốn XDCB giảm so với năm 2018 nguyên nhân là do suy giảm của nền kinh tế, nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất giảm do thị trƣờng bất động sản trầm lắng, giá đất xuống thấp, không có ngƣời tham gia để đấu giá, một số cuộc đấu giá xong nhƣng ngƣời trúng thầu không nộp tiền.

31

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn chi ngân sách của huyện Châu Thành

Các khoản chi

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2018 / 2017 2019 / 2018 Tổng chi NSNN 381,0 100,0 698,0 100,0 707,1 100,0 183,2 101,3 Chi đầu tƣ XDCB 132,6 34,8 349,7 50,1 275,1 38,9 263,7 78,7 Chi thƣờng xuyên 248,4 65,2 348,3 49,9 432,0 61,1 140,2 124,0

(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Châu Thành năm 2017-2019)

Nguồn vốn đầu tƣ của huyện Châu Thành trong giai đoạn vừa qua chủ yếu từ hai nguồn lớn: nguồn tăng thu thƣờng xuyên theo phân cấp (50% chi đầu tƣ XDCB) và nguồn để lại địa phƣơng chủ yếu là tiền đấu giá quyền sử dụng đất (Tiền đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc thanh toán theo tỷ lệ 6:2:2 – giữ lại ngân sách xã 60%, nộp ngân sách huyện 20%, nộp ngân sách tỉnh 20%). Ngoài ra còn có các nguồn khác nhƣ thu từ giải phóng mặt bằng công trình của huyện, tài trợ, huy động vốn theo hình thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm,...

Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Châu Thành có quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên nhu cầu cần vốn đầu tƣ phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn rất lớn, nguồn vốn huy động còn hạn chế, không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chƣa sát thực tế. Hàng năm, vốn đầu tƣ XDCB của huyện phần lớn là nguồn bổ sung (trên 50%) nên thƣờng xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB dẫn đến việc các chủ đầu tƣ không chủ động đƣợc nguồn vốn ngay từ đầu

32

năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng và tính ngắn hạn của các công trình đầu tƣ, xem bảng 2.2 sẽ thấy rõ hơn điều đó.

Bảng 2.2 Kết quả phân bổ nguồn vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2017-2019 của huyện Châu Thành

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) I Vốn XDCB phân cấp cho

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện châu thành, tỉnh tây ninh (Trang 34)