Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Đây là phƣơng pháp truyền thống và không thể thiếu đƣợc trong nghiên cứu địa lý, quản lý tài nguyên và môi trƣờng. Nội dung khảo sát thực địa: Khảo sát tổng quan khu vực nghiên cứu, thu thập hình ảnh phục vụ cho nghiên cứu.

Việc khảo sát thực địa đƣợc tiến hành tại ba huyện là Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

Để thực hiện một cuộc khảo sát ảnh, các bức ảnh của 12 đối tƣợng thực phủ điển hình cho cảnh quan nông nghiệp ở khu vực ven biển tỉnh Bến Tre đã đƣợc chụp. Trong đó, các cảnh quan đƣợc chọn là những lớp phủ phổ biến ở khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. Các bức ảnh đƣợc chụp ở ba huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại trong khoảng thời gian tháng 03/2020 vào cùng thời điểm trong ngày trời nắng bằng cách sử dụng máy chụp hình Canon EOS 350D với tiêu cự 7.7 mm. Các loại lớp phủ đƣợc chụp từ các lối đi, vì đây là những địa điểm phổ biến nhất để ngƣời đi bộ quan sát cảnh quan. Những bức ảnh đƣợc chụp ngang tầm mắt của ngƣời quan sát với thiết bị GPS ghi lại vị trí của ngƣời chụp. Mỗi đối tƣợng thực phủ đƣợc chụp tại hai địa điểm khác nhau để tăng tính khách quan và tính hợp lệ đại diện của các hình ảnh sử dụng trong nghiên cứu này.

Tại một số nơi, ngoài khảo sát các yếu tố tự nhiên, các đặc trƣng văn hóa đƣợc khảo sát thông qua việc tham gia các hoạt động sinh kế hằng ngày của cộng đồng nhƣ trồng trọt, thu hái lâm sản, hoa màu, tham gia vào hoạt động trình diễn lễ hội, quan sát phong tục, tập quán, tri thức của cộng đồng địa phƣơng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã ghi nhận khu vực có tài nguyên đặc biệt có tiềm năng để đƣa ra nhận định sơ bộ phát triển du lịch cho khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)