8. Cấu trúc của đề tài
1.2.1. Mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học
Mục đích của GDYTBVMT cho sinh viên là nhằm hình thành và phát triển YTBVMT của bộ phận xã hội có vai trò quan trọng này. Cụ thể, mục đích của GDYTBVMT cho sinh viên hướng đến là làm chuyển biến tích cực nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của sinh viên, từđó làm chuyển biến trong hành động thực tiễn của sinh viên một cách tích cực nhất và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ MT của toàn dân. Mục đích tác động tới đời sống tư tưởng sinh viên là làm cho họ thực sự hiểu rõ cần phải trở thành một công dân trưởng thành có trách nhiệm với MT, chuẩn bị hành trang để sau này họ trở thành những người lao động thông thái
biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích của việc bảo vệ MT.
1.2.2. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho sinh viên đại học
Sinh viên có khả năng lĩnh hội tri thức khoa học lý luận khái quát, đồng thời cũng có khả năng lĩnh hội trí thức và sáng tạo cao. Nếu như giáo dục môi trường cho trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học chủ yếu qua câu chuyện, thơ ca, trò chơi; giáo dục cho học sinh trung họ cơ sở và trung học phổ thông qua các bài học còn giản đơn, riêng lẻ; qua các hoạt động sinh hoạt cụ thể, thì GDYTBVMT cho sinh viên trang bị cho họ tri thức rộng hơn, khái quát và sâu sắc, bản chất hơn, đặc biệt là sinh viên theo học các chuyên ngành về MT với định hướng làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực MT.
Thứ nhất, sinh viên cần được giáo dục để hiểu biết về hệ sinh thái và cơ chế của hệ sinh thái, chức năng và vai trò của MT (chức năng là không gian sống của cộng đồng con người và sinh vật; chức năng chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất; chức năng chứa đựng phế thải và tự làm sạch; chức năng lưu trữ; cung cấp thông tin cho con người).
Thứ hai, sinh viên cần được giáo dục để nhận thức rõ thực trạng ô nhiễm MT đất, không khí, nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên rừng, tài nguyên biển, ô nhiễm MT đô thị, ô nhiễm MT nông thôn,... và khả năng tác động của BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại, phát triển của xã hội. Những vấn đề MT đang diễn ra như Ph.Ăngghen đã dự báo: “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại”. Vì lẽ đó, “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Từ đó, sinh viên được định hướng tình cảm, thái độ phù hợp.
Thứ ba, sinh viên cần được giáo dục về những chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử với tự nhiên phù hợp với thời đại. Điều này tạo cơ sở để sinh viên có định hướng lựa chọn giá trị, biết kế thừa những chuẩn mực giá trị trong truyền thống dân tộc, hơn nữa có thể bổ sung mới và phát triển hệ giá trị chuẩn mực trong ứng xử tự nhiên. Ngày nay, một số chuẩn mực cơ bản cần được nhấn mạnh trong
quan hệ ứng xửa với tự nhiên là:
Gìn giữ MT sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống cá nhân, cộng đồng, lối sống văn minh, tiết kiệm.
- Xây dựng mô hình tăng trưởng xanh (sản xuất theo kỹ thuật công nghệ tiêntiến thân thiện với MT; khai thác hiệu quả tài nguyên, chuyển từ khai thác theo diện rộng sang khai thác theo chiều sâu, hạn chế sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo, kết hợp quá trình bảo vệ tính đa dạng sinh học và đảm bảo khả năng phục hồi của tự nhiên)
- Đề cao tinh thần tự giác, tự nguyện, có lương tâm, trách nhiệm trong mọi hoạt động sống, tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường; chủ động trang bị các kỹ năng và sẵn sàng phối hợp hành động trong giải quyết sự cố.
Thứ tư, sinh viên cần nắm bắt được chủtrương, đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về vấn đề MT. Họ cần được phổ biến pháp luật về MT để củng cố niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, vào những thiết chế giúp họ hình thành động cơ tích cực và có định hướng trong hành động đúng đắn góp phần bảo vệ.
1.2.3. Hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học.
1.2.3.1. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho sinh viên đại học
Hình thức giáo dục và phương pháp giáo dục là công cụ phi vật thể để thực hiện tác động, chuyển tải nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục. Nếu không có những yếu tố đó thì nội dung giáo dục không thể xâm nhập và được chuyển hóa trong đối tượng được giáo dục.
Hình thức công tác tư tưởng do đối tượng, mục đích và nội dung quy định. Mỗi hình thức nhằm thực hiện một nội dung nhất định, trong một không gian, thời gian, phù hợp với một trình độ nhất định của đối tượng và nhằm đạt tới một mục đích nhất định.
Thứ nhất, là GDYTBVMT cho sinh viên theo hình thức tổ chức giảng dạy trên lớp. Hình thức này gắn với việc tổ chức lớp học, lớp bồi dưỡng chuyên đề.
ngoại khóa như: Tổ chức hội thảo khoa học sinh viên thường niên của trường đại học, tổ chức các hội diễn, cuộc thi, hoạt động thăm quan, thực địa, về khoa học MT
Thứ ba, là hình thức GDYTBVMT cho sinh viên thông qua các sinh hoạt tập thể như: Hoạt động phong trào hoạt động tình nguyện, thành lập các câu lạc bộ MT của sinh viên với nhiều chương trình hành động đa dạng, thành lập diễn đàn trao đổi về MT cho sinh viên, hoạt động văn hóa - văn nghệ với chủ đề về MT,... Gắn với hình thức này là việc sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng tác động rộng rãi tới đông đảo sinh viên như: Khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin phát thanh,... Ở hình thức này, đôi khi chủ thể giáo dục cũng có thể kết hợp tác động đến từng cá nhân sinh viên với việc nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những biểu hiện hành vi chưa phù hợp trong tình huống cụ thể.
1.2.3.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học
Phương pháp GDYTBVMT là cách thức tác động của chủ thể giáo dục đến sinh viên để hình thành những phẩm chất cần thiết tích cực như mục đích đã đặt ra. Giáo dục là quá trình diễn ra với nhiều khâu phức tạp và đối tượng tác động đa dạng có khả năng tiếp nhận nội dung giáo dục khác nhau, gắn với những hình thức giáo dục khác nhau. Do đó, chủ thể giáo dục cần phải biết lựa chọn, xây dựng phương pháp giáo dục một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. Đó là một nghệ thuật trong quá trình giáo dục.
Phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên là các phương pháp được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chung của lý luận về phương pháp công tác tư tưởng. Việc thực hiện các phương pháp giáo dục luôn gắn liền với những hình thức nhất định nên rất đa dạng, phong phú, cần được phối kết hợp hài hòa trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đạt hiệu quả cao. Việc phân loại phương pháp giáo dục chỉ mang tính chất tương đối. Căn cứ vào cách sử dụng phương tiện giáo dục, phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên gồm:
Thứ nhất, phương pháp dùng lời nói để tác động đến sinh viên, trong đó có phương pháp độc thoại và đối thoại. Phương pháp này về cơ bản phù hợp với hình
thức giảng dạy cho sinh viên trên lớp. Trên lớp, phần lớn giảng viên sử dụng phương pháp độc thoại, tức dùng lời nói để truyền đạt tri thức, kinh nghiệm như: phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải, phương pháp thuyết giảng,... Ngoài ra, các chủ thể giáo dục còn sử dụng phương pháp đối thoại, tức là tổ chức và định hướng cho sinh viên tham gia trao đổi, trình bày nhận thức, quan điểm của họ về các vấn đề MT cần được làm sáng tỏ: phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tranh biện,...
Thứ hai, phương pháp trực quan là sự tác động của chủ thể đến sinh viên thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan như: phương tiện tạo hình ảnh, âm thanh ấn tượng (phim ảnh, tranh vẽ, khẩu hiệu, biểu ngữ, các bài hát, bản nhạc,...); phương tiện in ấn (sách, báo, tạp chí, tờ rơi, thông báo,...); các phương tiện tượng trưng (sơ đồ, bảng thống kê số liệu, bản đồ, biểu đồ,...). Phương pháp trực quan phù hợp với hình thức GDYTBCMT thông qua hoạt động tập thể của sinh viên các trường đại học.
Thứ ba, phương pháp thực tiễn là phương pháp GDYTBVMT cho sinh viên thông qua các hoạt động tham quan thực tế để được tiếp cận với các mô hình sản xuất ở nhiều địa phương (mô hình sản xuất nông nghiệp sạch hữu cơ, mô hình sản xuất ở các làng nghề gây ô nhiễm MT nghiêm trọng,...), tiếp xúc với các nhóm đối tượng nghề nghiệp khác nhau trong những MT làm việc đa dạng, được thực tế quan sát, đo đạc thông số về MT,... Phương pháp thực tiến phù hợp với các hình thức tổ chức ngoại khóa trong GDYTBVMT, giúp việc tác động đến đối tượng được giáo dục một cách sinh động và tự nhiên.
Thứtư, cho sinh viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, ở trường học, nơi ở: thu gom rác thải, quét đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh tại trường học,…
Tóm lại, phương pháp và hình thức tổ chức GDYTBVMT cho sinh viên khá phong phú do chịu ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện học tập và tổ chức hoạt động cho sinh viên ở mỗi trường đại học khác nhau. Mỗi trường đại học có thế mạnh riêng cần được phát huy, đồng thời có những hạn chế nhất định. Việc giáo
dục cho sinh viên đều hướng đến kết quả: đào tạo nên những lớp người sau khi ra trường đủtài đủ đức, phát triển toàn diện mọi mặt đểđóng góp cho đất nước, nhưng do tính chất đặc trưng đào tạo ngành nghề khác nhau mà việc định hướng phát triển YTBVMT của sinh viên cũng có tính riêng sao cho phù hợp từng lĩnh vực nghề nghiệp sau này.
1.2.3.3. Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho sinh viên đại học
Phương tiện cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên là những công cụ, vật thể mà cả chủ thể và đối tượng sử dụng để chuyền tải cũng như tiếp nhận nội dung giáo dục nhằm đạt mục đích đã xác minh. Phương tiện kỹ thuật được đặt trong những điều kiện cơ sở vật chất và một số điều kiện khác (như môi trường giáo dục, nguồn lực tài chính, truyền thống giáo dục,…) sẽ đảm bảo cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Đó là những yếu tốtác động không nhỏđến việc phát huy vai trò của phương pháp, hình thức giáo dục. Với sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại, phương tiện giáo trực quan phong phú, trường học văn minh tiện nghi, các phương tiện truyền thông đa dạng,… Và các yếu tố tạo động lực cho hoạt động giáo dục, thì tất yếu quá trình giáo dục sẽ có nhiều thuận lợi.
Phương tiện tác động trực tiếp đến sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động tập thể, gồm phương tiện trực quan như: áo mũ đồng phục với biểu tượng bảo vệ MT, cờ biểu tượng cho ngày lễ hành động vì MT, màu sắc, ánh sáng, các phương tiện đi lại được trang trí để diễu hành nhân dịp kêu gọi bảo vệ MT. Ngoài phương tiện trực quan, lời nói cũng là phương tiện quan trọng trong GDYTBVMT (lời thuyết phục trong giảng dạy, lời nói hấp dẫn của diễn giả, lời kêu gọi thúc giục hành động vì MT,…). Phương tiện đã nêu cũng là phương tiện tuyên truyền miệng, gắn liền với hệ thống giảng dạy trong nhà trường.
Phương tiện tác động gián tiếp đến sinh viên gồm phương tiện kỹ thuật tác động trong phạm vi không lớn (loa míc, máy chiếu, máy ghi âm, máy ghi hình,…) và phương tiện truyền thông đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, báo điện tử, phương tiện in ấn như : sách, báo chí, tranh, tem thư, tờ rơi,…). Ngoài ra, phương tiện GDYTBVMT cho sinh viên còn có thể là hoạt động giao tiếp xã
hội; sinh hoạt đoàn, câu lạc bộ, lớp, nhóm,...
Tuy nhiên, việc phát huy tốt nhất lợi thế của phương tiện vật chất - kỹ thuật còn phụ thuộc vào việc sử dụng chúng một cách phù hợp với đối tượng, với từng nội dung và các phương pháp tác động nhất định. Hơn nữa, khi có phương tiện vật chất hiện đại, chủ thể giáo dục cũng phải có trình độ năng lực, kỹ năng thành thạo và sự sáng tạo trong việc sử dụng chúng để tận dụng tối đa tính năng, phục vụ quá trình giáo dục. Ngược lại, không những phương tiện vật chất được đầu tư trở nên lãng phí mà còn làm con người trở thành nô lệ của công nghệ, hoặc bị những yếu tố công nghệ lôi kéo, chi phối, làm lệch lạc so với định hướng, mục tiêu.
1.3. Những yếu tốảnh hưởng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học
1.3.1. Quá trình hội nhập quốc tế tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học
YTBVMT của sinh viên và quá trình GDYTBVMT cho sinh viên đang chịu sựtác động của những yếu tố khách quan là xu thế hội nhập quốc tế.
Thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khó có một quốc gia nào có thể phát triển và đảm bảo sự phát triển lâu bền nếu không tôn trọng quy luật khách quan này. Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới đều ý thức được việc phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, giữ gìn sự ổn định chung và bảo vệ bầu khí quyển, nguồn tài nguyên,... trên trái đất. Tất cả các nước đều sẽ có lợi, bằng không khí sẽ bị đe dọa nếu đạt hay không đạt được mục tiêu chung bảo vệ sự sống lâu bền trên toàn thế giới. Do đó, xây dựng hòa bình và an ninh quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ MT toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm tuyên truyền, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ nhau tăng cường sức mạnh và phát triển công tác giáo dục trong bảo vệ MT. “Mỗi quốc gia phải xây dựng cho đất nước mình một chiến lược phát triển lâu bền, cũng tức là góp phần kiến tạo một sự phát triển lâu bền trên toàn thế giới”.
liên kết để phục vụ lợi ích nhóm, mở rộng khả năng can thiệp chi phối của nước giàu với nước nghèo, từ đó chi phối quyền lực trong việc khai thác tài nguyên. Xung đột, chiến tranh và nghèo đói ngày càng gia tăng là nguy cơ gây khó khăn trong tiến trình giải quyết vấn đề MT toàn cầu.
1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho sinh viên đại học
YTBVMT của sinh viên và quá trình GDYTBVMT cho sinh viên đang chịu sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ.
Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ có tác động hai mặt đến quá trình GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay. Thành tựu đạt được trong khoa học kỹ thuật, sự ra đời của nhiều ứng dụng khoa học công nghệ mới tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục, song đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới với việc bảo vệ MT và GDYTBVMT. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm biến đổi mạnh mẽ đời sống xãhội con người về mọi mặt. Khi tài nguyên trí tuệ con người được khai thác triệt để, việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên có sự thay đổi đáng kể. Con người đã phát hiện thêm nhiều công dụng, tính chất, thuộc tính mới của tài nguyên thiên nhiên; thay đổi đáng kể cách thức sản xuất nhằm sử dụng