8. Cấu trúc của đề tài
3.5.1. Tạo lập môi trường giáo dục tốt cho giáo dục ý thức bảo vệ mô
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, muốn giải thích các hiện tượng thuộc lĩnh vực ý thức xã hội hoặc phát triển ý thức xã hội thì cần xây dựng, cải tạo tồn tại xã hội tốt. Do đó, GDYTBVMT nói riêng và giáo dục con người nói chung là quá trình gắn liền với mục tiêu phát triển ý thức con người nên luôn đòi hỏi phải xây dựng một MT giáo dục lành mạnh. MT giáo dục sinh viên cần đảm bảo tính thống nhất giữa môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
GDYTBVMT từ gia đình tạo nền tảng gốc quan trọng cho mỗi người. Quá trình này có thể diễn ra thường xuyên và đồng thời cùng việc giáo dục nhiều mặt khác, gắn với tất cả các hoạt động sống, sinh hoạt thường ngày của thành viên trong gia đình. Việc nâng cao YTBVMT thường phải bắt đầu từ việc hình thành nên những thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học: từ việc rèn luyện lối sống gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp nơi ở; sinh hoạt, ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe; cho tới việc thích hướng vào những hoạt động có ý nghĩa mang lại giá trị mới như: trồng hoa cây cảnh trang trí ngôi nhà, yêu quí vật cưng, tham gia hoạt động dã ngoại hòa mình vào thiên nhiên, du lịch sinh thái,... Để hình thành nên những thói quen tốt từ nhỏ, vai trò của những người lớn tuổi (ông bà, cha mẹ) trong gia đình là hết sức quan trọng. Họ uốn nắn, rèn rũa và bằng tình yêu thiên nhiên của mình hướng cho con trẻ cũng biết yêu thương, biết bảo vệ MT sống xung quanh. Do đó, họ là những người cũng cần phải được nâng cao YTBVMT, cần gương mẫu thực hiện. Có như vậy, MT giáo dục trong gia đình vừa giúp con người kế thừa được những giá trị
truyền thống tốt đẹp vừa không ngừng tiếp thu các giá trị mới của lối sống văn minh, hiện đại.
Đối với giới trẻ, ngoài MT giáo dục gia đình, MT giáo dục trong nhà trường có vai trò to lớn. Nhà trường vẫn thường là nơi chuẩn mực, tạo điều kiện cho người học không chỉ được trang bị tri thức khoa học về MT, còn là nơi tổ chức, khuyến khích các hoạt động bảo vệ MT. Khuôn viên trường học càng được cải tạo sạch đẹp, hiện đại; giảng đường lớp học, phòng thí nghiệm và các trang thiết khác càng phong phú, tiện nghi thì càng nhắc nhở sinh viên phải biết tôn trọng, chấp hành quy định chung về bảo vệ MT, tạo điều kiện tốt để kết nối họ với tình yêu không gian xanh, không gian mở; nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên và tinh thần trách nhiệm với MT. Chúng ta phải không ngừng xây dựng trường học trở thành “MT giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực”.
Trong giáo dục, sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết. Giáo dục trong nhà trường sẽ không thể đạt mục tiêu nếu giáo dục gia đình và xã hội bị xem nhẹ.Trách nhiệm của nhà trường trong GDYTBVMT là cung cấp kiến thức khoa học, hướng dẫn người học tìm kiếm tri thức theo các chuẩn mực đúng đắn mà thực tiễn yêu cầu; còn thói quen, tình cảm, chuẩn mực hành vi tích cực con người có được thì chủ yếu từ quá trình sống trong cộng đồng và chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và xã hội. Một xã hội văn minh là điều kiện tuyệt vời cho việc củng cố YTBVMT. Do đó, chúng ta cần phải có kế hoạch, nội dung, chương trình phù hợp với giáo dục cho toàn xã hội, trên cơ sở kết hợp hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm hình thành cộng đồng có trách nhiệm cao với MT.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đợi cho tới khi có xã hội văn minh thì mới thể có YTBVMT tốt. Trái lại, chính YTBVMT hình thành một cách tự giác mới có thể góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tức khi đó, xã hội con người không chỉ được cải tạo để có điều kiện vật chất đủ đầy hiện đại mà quan trọng là con người biết ứng xử văn minh với nhau và với MT sống. Để rồi, điều đó lại tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố YTBVMT cho các thế hệ mai sau.
3.5.2. Huy động nguồn vốn xã hội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho sinh viên đại học.