Huy động nguồn vốn xãhội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 88 - 108)

8. Cấu trúc của đề tài

3.5.2. Huy động nguồn vốn xãhội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động

tham gia bảo vệ MT” được Chính phủ ưu tiên thực hiện có mục tiêu tổng quát là huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia, từ quản lý, giám sát, nâng cao nhận thức đến thay đổi hành vi của cộng đồng; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, phản biện cho các quyết định có liên quan đến vấn đề bảo vệ MT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, thực hiện chương trình này cũng là quá trình thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và huy động nguồn vốn bảo vệ MT. Trong đó, việc xã hội hóa bảo vệ MT qua đầu tư và tài chính góp phần đa dạng hóa các nguồn đầu tư là rất quan trọng. Kinh phí để thực hiện những nội dung, nhiệm vụ của chương trình được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn vốn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài, cùng các nguồn vốn hợp pháp khác.

GDYTBVMT góp phần không nhỏ trong chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ MT”, để đạt hiệu quả thì cần phải sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư, nguồn vốn xã hội. Trước hết, điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và ngân sách thực hiện bảo vệ MT phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ MT trong tình hình mới, nhằm đem lại kết quả tích cực. Do đó, chúng ta cần:

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các trang thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm; quản lý một cách khoa học tài liệu, báo chí, thiết bị tra cứu trong thư viện.

- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh; tránh lãng phí trong tổ chức hoạt động phong trào, tổ chức kỷ niệm, ngày lễ.

- Quản lý chặt chẽthu - chi đối với các nguồn kinh phí huy động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và thực hiện công khai tài chính.

- Xây dựng quy định thưởng - phạt xứng đáng, chi khen thưởng phù hợp với những đóng góp cho công tác GDYTBVMT nhằm động viên, khuyến khích công hiến cho hoạt động bảo vệ MT.

- Có lộ trình tích lũy để duy trì nguồn vốn nhằm duy trì hoạt động GDYTBVMT thường xuyên, liên tục. GDYTBVMT nếu không thực hiện được thường xuyên thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, GDYTBVMT cho sinh viên đại học đã được quan tâm và đạt một số kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế làm cho hiệu quả của hoạt động giáo dục chưa thực sự cao, đồng đều các mặt. Để tăng cường hơn nữa GDYTBVMT cho sinh viên, chúng ta cần chú trọng quán triệt các quan điểm: GDYTBVMT cho sinh viên phải bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về MT và bảo vệ MT trong thời kỳ mới; GDYTBVMT cho sinh viên đại học phải dựa trên quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay; GDYTBVMT cho sinh viên đại học phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trường học với cơ quan, ban ngành có liên quan; GDYTBVMT cho sinh viên phải phối hợp với giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ MT trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở xây dựng phương hướng cho hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên, tác giả đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục, góp phần hình thành văn hóa MT trong sinh viên hiện nay. Các giải pháp có căn cứ cơ sở lý luận khoa học, căn cứ từ quá trình đánh giá thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội và căn cứ vào các yếu tố tác động đến quá trình GDYTBVMT, do đó tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn của sinh viên và điều kiện của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống các giải pháp gồm 5 nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ thể giáo dục; thực hiện đa dạng các hình thức giáo dục, đồng thời sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục; phát huy vai trò tự giáo dục của sinh viên; tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện và các nguồn lực cho hoạt động GDYTBVMT. Nội dung các giải pháp đã được cụ thể hóa, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình vận dụng vào thực tiễn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Bảo vệ MT, chủđộng ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền vững. GDYTBVMT là nội dung trọng tâm, đồng thời cũng là biện pháp được chú trọng hàng đầu để quá trình bảo vệ MT có hiệu quả, vì thế mà rất cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung sức của toàn dân. GDYTBVMT cho mỗi bộ phận xã hội có ý nghĩa nhất định. Trong đó, GDYTBVMT cho sinh viên có ý nghĩa lớn, góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp bảo vệ MT hiện tại và tương lai.

GDYTBVMT cho sinh viên là một nội dung mới của công tác tư tưởng. GDYTBVMT cho sinh viên có những đặc trưng nhất định, khác với giáo dục về MT nói chung, khác với GDYTBVMT cho các bộ phận xã hội khác, đồng thời cũng có điểm phân biệt so với các nội dung giáo dục cơ bản thường được chú trọng trong công tác tư tưởng. GDYTBVMT cho sinh viên vừa kế thừa thành tựu đạt được của giáo dục bảo vệ MT từ các cấp học phổ thông, vừa khắc phục những hạn chế mà giáo dục học sinh phổ thông chưa đạt được. Mục đích cao nhất của GDYTBVMT cho sinh viên là nhằm hình thành và phát triển YTBVMT cho họ và khả năng thực hiện các hoạt động thực tiễn một cách mạnh mẽ trong việc bảo vệ MT, phát huy tính sáng tạo, tích cực của sinh viên, hỗ trợ cho việc đào tạo, rèn luyện nên những thế hệ lao động tương lai có trách nhiệm cao với MT. Như vậy, GDYTBVMT làm chuyển biến về nhận thức tư tưởng, tình cảm, niềm tin, chuẩn mực giá trị, ý chí, từ đó làm chuyển biến trong hành động của sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ MT. Hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên khi tiếp cận theo góc độ khoa học công tác tư tưởng được xem xét một cách có hệ thống trong chỉnh thể chặt chẽ gồm: chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm định hướng của Đảng, hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên được các trường đại học và học viện trên địa bàn Hà Nội

giành sự quan tâm không nhỏ, nhờ đó đạt được nhiều kết quả tích cực bước đầu, góp phần nâng cao YTBVMT cho thế hệ trẻ. YTBVMT của sinh viên là biểu hiện rõ nét kết quả của quá trình GDYTBVMT cho sinh viên. Đánh giá YTBVMT của sinh viên là góp phần làm rõ hơn những ưu điểm, hạn chế của hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Bên cạnh những kết quả đạt được, GDYTBVMT cho sinh viên vẫn còn một số hạn chế nhất định về các mặt khiến cho hiệu quả của hoạt động GDYTBVMT chưa cao. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Phân tích những nội dung này, bài nghiên cứu cũng đồng thời chỉ rõ một số vấn đề đặt ra cần được giải quyết để tăng cường hơn nữa GDYTBVMT trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đó là những mâu thuẫn đối với chủ thể giáo dục, đối tượng được giáo dục; mâu thuẫn giữa yêu cầu của nội dung với điều kiện để thực hiện nội dung; mâu thuẫn trong quá trình lựa chọn, vận dụng hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục.

Qua việc đánh giá thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học, bài nghiên cứu xác định bốn quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên. Trong số các giải pháp, việc tập trung vào nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của chủ thể công tác giáo dục có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Các chủ thể của quá trình giáo dục và tự giáo dục là nhân tố hàng đầu xác định mục tiêu trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức cho phù hợp đối tượng giáo dục. Việc thực hiện các nhóm giải pháp cần tiến hành phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả GDYTBVMT nhằm góp phần tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại trong nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi sinh viên đối với MT. Có như vậy, hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên các trường đại học mới thực sự phát huy được vai trò với sự nghiệp giáo dục nói riêng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước bền vững nói chung.

2. Khuyến nghị

Giáo dục YTBVMT cho sinh viên là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống quá các hoạt động từ thiện và các mối quan hệ nhằm hình thành giá trị yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của chính chúng ta, thể hiện ý thức, nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống xunh quanh mỗi chúng ta, từ đó có những hành động đẹp, văn minh để bảo vệmôi trường sống.

Giáo dục YTBVMT cho sinh viên là sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Cụ thể hơn, giáo dục YTBVMT cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội là quá trình vận động, động viên, khuyến khích, thu hút và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục cho sinh viên từ xây dựng mục tiêu, nội dung đến triển khai hình thức, phương pháp giáo dục và hỗ trợ, tương trợ các nguồn lực về trang thiết bịđến tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, nghiên cứu văn bản pháp lý ở Việt Nam về giáo dục YTBVMT cho sinh viên, nhóm tác giả đề tài đã đưa ra một số khuyến nghịdưới đây:

Thứ nhất, đề nghị ngành giáo dục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên về giáo dục YTBVMT nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục YTBVMT trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, khắc phục những hạn chế khi tích hợp về giáo dục YTBVMT trong giảng dạy như: lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, thông tin giáo dục vềmôi trường mang tính lý thuyết suông, quá hàn lâm,…

Thứ hai, các cấp quản lý giáo dục trong nhà trường phải quan tâm thường xuyên đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục YTBVMT nên coi đó như một hoạt động chuyên môn trong trường. Bên cạnh đó, cần nghiêm khắc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục YTBVMT; đồng thời chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục YTBVMT cho sinh viên.

Thứ ba, để công tác giáo dục YTBVMT có tính khả thi, nhà trường cần huy động mọi nguồn lực trong ngành giáo dục và xã hội từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về: ánh sáng, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nước sạch, công trình vệsinh đạt chuẩn.

Thứ tư, công tác tuyên truyền và giáo dục YTBVMT nhà trường cần phải trang bị: phim tư liệu, tranh ảnh, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường, xây dựng vườn trường, góc sinh thái,…

Thứ năm, công tác bảo vệ môi trường có trở thành hiện thực hay không, có được duy trì một cách bền vững hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào công tác giáo dục ý thức cho sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhóm tác giả rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường tích cực hơn nữa, ủng hộ vật chất và tinh thần để công tác giáo dục YTBVMT trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, góp phần tạo môi trường xanh - sạch - đẹp; để việc bảo vệ môi trường dần dần trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quý An (1993), "Một năm sau Rio-92", Tạp chí Thông tin môi trường,

(3).

2. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1994), Toàn tập, T.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Các Mác, Phridrich Ăngghen (1995), Toàn tập, T.23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Các Mác, Phridrich Ăngghen, Toàn tập, Tập 32, xuất bản lần 2, Matxcova, tr.45.

7. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.39, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

8. Đỗ Mười (1997), "Xây dựng Nhà nước và Quốc hội thật sự của dân do dân và vì dân, hoạt động có hiệu quả", Tạp chí cộng sản, (19).

9. Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền”. Nghiên cứu luận giải mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ MT dưới góc độ triết học, từ đó nêu lên các điều kiện và giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển lâu bền trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

10. Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), “Bảo vệ MT- Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại”

11. Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sĩ triết học, Viện triết học”, Hà Nội.

13. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), “Bồi

dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay (Kỷ yếu hội thảo)”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Thành Nghị (chủ biên) (2005), “Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục (2006),“Tập bài

giảng giáo dục đại học dành cho các lớp bồi dưỡng giảng viên các trường đại học, cao đẳng (lưu hành nội bộ)”, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), “Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

20. An Như Hải,Nguyễn Thị Thơm (2011), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước vềmôi trường”.

21. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), “Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu”. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE).

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

23. Vũ Dũng (2011), “Đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay, Lý luận và thực tiễn”,Nxb. Từđiển bách khoa, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng (2011), “Đạo đức môi trường”, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

25. Phạm Anh (2012), “Những vấn đề bảo vệ môi trường mà người dân cần biết”.

26. Lê Thanh Vân (2012) trong cuốn “Con người và môi trường”.

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 88 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)