Kiến nghị với các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay

Một phần của tài liệu Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 83)

II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT

1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.3.1. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay

Có thể nói ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay đóng vay trò rất quan trọng và quyết định tới hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi chính ngân hàng và các tổ chức cho vay là người cung cấp các nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nói trong phần thực trạng, con đường doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức khá chông gai, số doanh nghiệp cảm thấy hài lòng khi vay vốn từ các tổ chức này còn rất hạn chế. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp tìm đến các nguồn tín dụng “đen” mặc dù lãi suất “cắt cổ” và lượng vốn không nhiều.

Để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mức độ tiếp cận với nguồn vốn này, ngân hàng và các tổ chức cho vay cần phải có chính sách thông thoáng

hơn cho đối tượng doanh nghiệp này. Hiện nay, các tổ chức cho vay đặc biệt là các ngân hàng thương mại vẫn dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn, còn chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Quang A - Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển, “các ngân hàng nếu biết khéo léo nhìn xa trông rộng thì vẫn phải tìm đến các loại khách hàng này, nhất là các ngân hàng bán lẻ, phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi khi cho một doanh nghiệp nhỏ vay, ngân hàng sẽ chia nhỏ vốn thành những khoản tín dụng nhỏ, tất nhiên chi phí sẽ cao nhưng sẽ an toàn hơn, rủi ro giảm đi. Bên cạnh đó, nếu đi kèm là một khung chính sách khéo léo, linh hoạt để các doanh nghiệp thực sự muốn làm ăn và làm ăn hiệu quả (chứ không phải là các doanh nghiệp đánh quả, kinh doanh chứng khoán) tiếp cận tín dụng, thì bản thân ngân hàng cũng có lợi18.

- Các tổ chức cho vay cần đơn giản hóa thủ tục và thiết lập cơ chế phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, rào cản lớn nhất làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức chính là điều kiện về tài sản thế chấp. Do đó, cơ chế thế chấp, tín chấp cần có sự đổi mới, đăng ký giao dịch đảm bảo cần có sự sửa đối. Các tổ chức cho vay có thể áp dụng hình thức đảm bảo bằng các khoản phải thu của doanh nghiệp chỉ cần doanh nghiệp cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản công ty mở tại ngân hàng cho vay. Ngân hàng có thể thu nợ bằng cách trích từ tài khoản này của doanh nghiệp.

Các tổ chức cho vay cần tiến hành điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề và các sản phẩm được đánh giá là có lợi thế so sánh và sức mạnh cạnh tranh cao, đặc biệt là tăng mức tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và các doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Lập dự án là khâu thủ tục mà người đi vay ngại nhất vì mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn chưa đúng với yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức cho vay. Do đó, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức cho vay nên tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu lập dự án, đến giám sát thực hiện và hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp.

Việc thẩm định các tài sản thế chấp cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đi vay hoặc muốn tăng hạn mức tín dụng. Các tổ chức tín dụng nên xem xét cách xác định giá trị doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng ngành, từng lĩnh vực và từng doanh nghiệp. Nếu làm được như vậy, các tổ chức cho vay sẽ xây dựng được cho mình một mạng lưới khách hàng gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực và mong muốn làm ăn thực sự.

- Các tổ chức cho vay cần nâng cao chất lượng tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các ngân hàng và tổ chức cho vay cần xây dựng cho mình hệ thống quản lý rủi ro và xếp hạng tín nhiệm hiện đại, hiệu quả để đánh giá chính xác rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm căn cứ đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất đối với mỗi khách hàng. Bên cạnh đó, phải tiến hành khảo sát, đánh giá quy trình thủ tục để đảm bảo tính cạnh tranh, giảm các thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đảm bảo kịp thời cung ứng vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tổ chức tín dụng cũng nên đầu tư vào việc giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay bằng cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp thị để các doanh nghiệp biết được các điều kiện, thủ tục vay vốn để doanh nghiệp có đủ thông tin trong việc lựa chọn tổ chức cho vay phù hợp với mình.

Bên cạnh đó, các tổ chức cho vay có thể tăng cường các hoạt động hỗ trợ phi tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như tư vấn về cách quản lý, sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đạt giá trị kinh doanh cao để tăng khả năng trả lãi và gốc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một hướng phát triển mới đối với các ngân hàng và các tổ chức cho vay là xây dựng các gói dịch vụ tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nếu doanh nghiệp có nhu cầu và đáp ứng được các yêu cầu của gói dịch vụ, khi có yêu cầu các tổ chức tín dụng sẽ thay doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình và thủ tục. Chẳng hạn, hiện nay tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) có bốn gói dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là SMEDF, SMEFP, SMESC, SMEHG cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất ưu đãi. Với việc xây dựng các dịch vụ trọn gói như vậy, các doanh nghiệp và cả các tổ chức cho vay sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và dễ dàng gặp nhau hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)