II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT
1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính
cấu nguồn nhân lực mà phải tìm cách để thay đổi được các nguyên tắc quản lý, cơ cấu lại các nguồn lực và xây dựng được chiến lược phát triển cho mình. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại; vì nếu làm được như thế, doanh nghiệp sẽ năng động hơn, khai thác được những mặt mạnh và lấp những khuyết điểm của mình.
Như vậy, xu hướng của các doanh nghiệp là tổ chức lại, tái thiết lại doanh nghiệp để đối phó, tồn tại và phát triển trong cơn bão suy thoái tài chính. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây là một xu hướng tất yếu và hợp lý trong điều kiện hiện nay.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Như đã nhận xét trong phần thực trạng ở trên, chính sách đòn bẩy tài chính mặc dù đã có những tác dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa cao và chưa đúng với vai trò của nó trong doanh nghiệp. Do vây, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nâng cao hiệu quả của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Như trong phần lý thuyết đã trình bày, giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu đòn bẩy hoạt động hoạt động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng và ngược lại. Nguyên tắc của đòn bẩy hoạt động là khuyếch đại thu nhập trước thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định. Khi đòn bẩy hoạt động hiệu quả nghĩa là thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên, nó lại tạo nên một lực bẩy cho lớn hơn cho đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp của hai loại đòn bẩy này trong
doanh nghiệp tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Muốn đòn bẩy hoạt động hiệu quả, có hai đối tượng cần tác động vào là doanh thu và chi phí cố định.
Muốn tăng doanh thu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gia tăng hiệu quả kinh doanh sản xuất. Trước hết là tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có như vây, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có chổ dứng trên thị trường trong điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát tăng cao như hiện nay. Để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ thì cách mà doanh nghiêp hay làm nhất là đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vốn sản xuất rất hạn chế nên khả năng tăng đầu tư cho công nghệ cũng rất hạn chế. Do vậy, để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng các dịch vụ hậu mãi. Như thế, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có sức thu hút hơn đối với khách hàng.
Để giảm chi phí, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tổ chức lại các khâu, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Các doanh nghiệp cũng có thể tăng số lượng sản phẩm dịch vụ để giảm chi phí cố định trung bình trên sản phẩm. Như vậy, với một đơn vị sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, điểm tựa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi sử dụng đòn bẩy hoạt động là khá nhỏ vì chi phí cố định của các doanh nghiệp này thấp (các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ - cần ít chi phí cố định bỏ ra ban đầu). Do vậy, khả năng sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ bị hạn chế. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp nên tăng chi phí cố định bằng cách đầu tư vào đổi mới và cải tiến máy móc công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng hơn.
- Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nợ
Có thể nói, hiện nay hầu như tất cả doanh nghiệp đều phải sử dụng đến nguồn vốn đi vay từ bên ngoài hay còn gọi là vay nợ. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Đối với mọi doanh nghiệp, nợ được chia làm hai loại chính là nợ ngắn hạn và nợ trung - dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp không xác định được mình có nhu cầu vay nợ hay không, mình vay nợ để làm gì hay nên vay ngắn hạn hay vay dài hạn. Hay nói cách khác là các doanh nghiệp này không có kế hoạch và phương án sử dụng nợ như thế nào cho hiệu quả. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp vì nợ là một nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn trả trong tương lai.
Như vậy, để việc sử dụng nợ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn đi vay đó. Trong phương án sử dụng vốn vay đó, doanh nghiêp phải xác định được mục đích của việc vay vốn, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, thời gian vay là bao lâu, khi nào thì vay và vay bao nhiêu là đủ. Việc lên kế hoạch cho việc vay nợ như thế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán những khoản vay với lãi suất thấp hơn và điều kiện hấp dẫn hơn.
Sau khi vay được nợ, doanh nghiệp phải có phương án sử dụng khoản nợ đó thật hợp lý, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng thoáng, việc vay nợ dễ dàng nên họ sử dụng các khoản nợ không đúng mục đích, gây lãng phí. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vay quá nhiều nợ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Do vậy, sau khi nhận được khoản nợ này, doanh nghiệp phải lên kế hoạch về các dòng tiền ra vào từ khoản nợ đó, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chi trả lãi vay và hoàn trả gốc khi đến hạn.