II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT
1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
3.1.1. Biến động của thị trường thế giới và thị trường trong nước
gian qua
Năm 2008 chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế thế giới và những cụm từ như khủng hoảng tài chính, nợ duới chuẩn, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là được nhắc đến như những chủ đề trọng tâm của năm.
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn trong lĩnh vực bất động sản (subprime-mortgage), cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Theo ước tính, vào cuối quý III/2008, hơn một nửa giá thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính với đòn bẩy tài chính quá lớn dẫn đến tình trạng các tổ chức tài chính đứng trước khả năng mất thanh khoản khi tài sản chuyển thành nợ xấu. Hàng loạt các tổ chức tài chính lớn của Mỹ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản tạo nên một phản ứng dây chuyền nhanh chóng lan sang các nước thuộc liên minh Châu Âu và cả thế giới.
Một loạt ngân hàng của Mỹ bị phá sản như Lehman Brothers, Bear Stears, Wachovia, Freddie Mac, Fannie Mae,…Nhiều tổ chức tài chính tên tuổi điêu đứng, phải chấp nhận bị thôn tính hoặc bị quản lý bởi Chính phủ như Merill Lynch, AIG, Morgan Stanley….Thậm chí, “cơn bão tài chính” còn đặt một số quốc gia như Iceland, Hungary và Ukraine trước bờ vực phá sản. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, các chỉ số quan
trọng như Dow Jones, S&P500, NASDAQ (Mỹ), Nikkei (Nhât)…, đều giảm mạnh. Tính đến cuối năm 2008, các chỉ số tại các thị trường quan trọng đã sụt giảm từ 30 - 40% so với thời điểm năm 2007. Khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, kinh tế thế giới sẽ giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm 2009. Việt Nam cũng sẽ nằm trong xu hướng đó.
Trong nước cũng có nhiều biến động. Những tháng đầu năm 2008, giá cả một số mặt hàng tăng cao như gạo, thực phẩm, sắt thép, xăng dầu. Điều đó khiến cho chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 luôn ở mức cao. Lạm phát trong năm lên đến 19,89%. Bên cạnh đó, do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất nhằm huy động các nguồn vốn để đảm bảo các yêu cầu về tính thanh khoản. Do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng luôn ở mức cao trên 20%/năm gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán cũng có nhiều biến động. Chỉ số VnIndex có xu hướng giảm và chạm đáy 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008 5.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, khi nền kinh tế Mỹ bị “ốm”, điều tất yếu là Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đầu tiên là chúng ta sẽ mất đi một thị trường quan trọng, đặc biệt là đối với một số ngành như da giày, thủy sản, dệt may,… Đồng thời, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng sẽ khiến cho lượng đầu tư từ Mỹ giảm xuống.
Thêm vào đó, do xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm nên tiêu dùng trong nước cũng sẽ giảm. Sức mua của thị trường giảm xuống và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên sẽ là một bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường cả trong và ngoài nước.
Một khó khăn khác là làm thế nào để các doanh nghiệp có vốn để duy trì sản xuất. Mặc dù đã phải chịu mức lãi suất rất cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được, đặc biệt là nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Thiếu vốn là nguyên nhân khiến cho 20% số doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam bị phá sản trong năm 2008. Nhiều nhà kinh tế dự báo rằng con số doanh nghiệp gặp khó khăn và phá sản sẽ vẫn tiếp tục tăng lên nêu như lãi suất vẫn cao và các doanh nghiệp không tìm được nguồn vốn để vay.